27 July 2025
Trang chủ Blog Trang 14

Sắp diễn ra vòng loại trực tuyến cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng – năm 2023

0

Ngày 10/1 sẽ diễn ra vòng loại trực tuyến cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng – năm 2023. Theo đó, từ 31 tiết mục ở vòng sơ loại sẽ chọn ra 15 tiết mục hay nhất bước vào vòng chung khảo, hướng đến ngày chung kết dự kiến diễn ra trong khuôn khổ Hội báo Toàn quốc năm 2023.

Theo thông tin tổng hợp từ Ban thư ký, các đơn vị đã gửi dự thi với gần 70 tiết mục trong đó có 56 tiết mục đơn ca, 03 tiết mục song ca; 01 tiết mục tam ca; 08 tiết mục tốp ca, hợp xướng… Bà Trần Kim Hoa – Phụ trách Nhà văn hóa, Phó Ban Thường trực Ban tổ chức cho hay, chiều ngày 5/1 vừa qua, Ban Giám khảo đã hoàn thành phần lựa chọn ban đầu (vòng sơ loại) để chọn ra 31 tiết mục tham gia vào vòng thi trực tuyến ngày 10/1 tới. Việc tổ chức thi trực tuyến là một sáng kiến thú vị vừa để tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm thời gian đi lại của thí sinh trong bối cảnh hiện nay. 

Theo đánh giá của Ban Giám khảo, năm nay, ngay ở vòng sơ khảo đã “phát lộ” khá nhiều giọng ca triển vọng, hát rất hay và được kỳ vọng sẽ đi sâu vào vòng trong, hứa hẹn mang đến những tiết mục đặc sắc đêm chung kết. Nhạc sĩ Đức Trịnh – Trưởng Ban Giám khảo, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhận xét, ông đã từng nghe nhiều chương trình tiếng hát người làm báo và nhận thấy rằng khoảng cách giữa không chuyên và chuyên nghiệp không xa, thậm chí nhiều nhà báo có giọng hát rất đặc biệt. Nhiều nhà báo học hỏi được cách hát ở nhiều nguồn khác nhau tạo cho mình các kỹ năng, kỹ thuật riêng, có những nhà báo phóng viên có giọng hát tự nhiên có sức vang.

Ngay sau vòng sơ loại vừa qua, Ban tổ chức cuộc thi đã gửi thông báo đến các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo, các thí sinh dự thi với lưu ý, để vòng loại trực tuyến tổ chức đạt chất lượng tốt, đề nghị các đơn vị báo chí và thí sinh chuẩn bị sẵn sàng phương tiện (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng) có thể cài đặt ứng dụng Zoom, kết nối mạng Internet… để dự thi. Thời gian tổ chức thi, diễn ra trong ngày 10/01/2023.

Về cách thức thi, Ban tổ chức lưu ý, thí sinh thể hiện tiết mục dự thi qua ứng dụng Zoom, theo đường link đăng nhập Ban tổ chức cung cấp. Tổng thời lượng trình bày mỗi tiết mục tối đa 5 phút, gồm phần trình diễn có nhạc nền (hát live không mở băng) và hát mộc (tối đa 1 phút 30 giây, không có hỗ trợ của kỹ thuật, âm thanh). Thang điểm đánh giá tiết mục dự thi: chất giọng (40%); kỹ thuật (30%); xử lý tác phẩm (15%); kỹ năng biểu diễn (15%). Thí sinh có thể thay đổi bài hát dự thi tại vòng loại trực tuyến.

PV

Hội Nhà báo tỉnh: Tiếp tục gắn kết hội viên, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí

0

Chiều 6-1, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Tham dự có bà Trương Thị Bích Hạnh, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

 Nhà báo Lê Hữu Phước, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cho các hội viên.

Trong năm 2022, Hội Nhà báo tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và các cơ quan báo chí trong tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong năm có 9 hội viên được kết nạp mới, nâng tổng số hội viên Hội Nhà báo tỉnh lên 216 hội viên. Hiện, Hội Nhà báo tỉnh có 6 Chi hội và 3 Câu lạc bộ, trong đó có 1 Chi hội Phóng viên thường trú với 20 hội viên đăng ký sinh hoạt. Qua kết quả xét thi đua năm 2022, Hội Nhà báo tỉnh quyết định khen thưởng 10 hội viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm và 5 hội viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm 2022.

Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2023, Hội Nhà báo tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan và các cơ quan báo chí trong, ngoài tỉnh; bám sát phương hướng, nhiệm vụ, chương trình hành động của Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các nhiệm vụ chính trị ở địa phương và kế hoạch hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

 Nhà báo Đỗ Văn Thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh khen thưởng các hội viên xuất sắc năm 2022.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, bà Trương Thị Bích Hạnh đánh giá cao những nỗ lực của Hội Nhà báo tỉnh trong năm 2022, góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội, quảng bá hình ảnh của tỉnh. Đồng thời, đề nghị Hội Nhà báo tỉnh cũng như các nhà báo cần tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí tham gia các giải thưởng quốc gia; tổ chức thêm nhiều hoạt động để tạo sân chơi cho đội ngũ làm báo trong tỉnh giao lưu, gắn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, những thành tựu trên các lĩnh vực của tỉnh nhà…

MINH HIẾU

Tổng kết Cụm thi đua các Hội Nhà báo miền Đông Nam Bộ và TP.HCM

0

Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức hội nghị tổng kết Cụm Thi đua các Hội Nhà báo miền Đông Nam Bộ và TP. HCM năm 2023.

Ngày 27-12, tại TP. Vũng Tàu, Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức hội nghị tổng kết Cụm Thi đua các Hội Nhà báo miền Đông Nam Bộ và TP. HCM năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.

Cụm thi đua gồm Hội Nhà báo các tỉnh: Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận và TP.HCM. Năm 2023, Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giữ vai trò Cụm trưởng Cụm thi đua.

Tham dự tổng kết cụm Thi đua có ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách phía Nam cùng lãnh đạo các Hội Nhà báo, cơ quan báo chí của Cụm thi đua miền Đông Nam Bộ và TP.HCM, cùng các hội viên Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Tổng kết Cụm thi đua các Hội Nhà báo miền Đông Nam Bộ và TP.HCM năm 2023
Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố trong cụm thi đua miền Đông Nam Bộ và TP.HCM ký kết giao ước thi đua. Ảnh: MẠNH THẮNG

Thời gian qua, Hội Nhà báo các tỉnh trong Cụm thi đua miền Đông Nam Bộ và TP.HCM đã đoàn kết, đồng lòng, cùng với các cấp, các ngành và cơ quan báo chí địa phương vận động hội viên, nhà báo nỗ lực làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền; phản ánh nhiều mặt đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng- an ninh…

Bên cạnh đó cũng ghi nhận, đánh giá những thành tựu, kết quả đạt được và tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong xây dựng đảng, trong lao động sản xuất ở các địa phương; phản ánh một số vấn đề tiêu cực, tồn tại góp phần vào thành tựu chung trong phát triển của các tỉnh, thành trong cụm thi đua.

ong-tran-trong-dung-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam-8447.jpg
Ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách phía Nam đánh giá cao những kết quả chung mà các Hội Nhà báo trong cụm thi đua đạt được năm 2023. Ảnh: MT

Năm 2023, các Hội nhà báo thuộc Cụm thi đua miền Đông Nam bộ và TP.HCM đã hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ cũng như kế hoạch đề ra. Các Hội Nhà báo thành viên trong cụm thi đua đã tập trung củng cố, kiện toàn Ban thư ký các chi hội theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động, phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các cơ quan báo chí trong việc quản lý và rèn luyện đạo đức của hội viên.

Hoạt động của các Chi hội, Liên chi hội và Câu lạc bộ Nhà báo trực thuộc Hội có những chuyển biến tích cực, đổi mới phương thức, nội dung hoạt động theo hướng thiết thực, cụ thể, gắn với các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng tốt nhu cầu, nguyện vọng của nhiều hội viên.

Cụm thi đua các Hội Nhà báo miền Đông Nam Bộ
Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai (bên trái ảnh) nhận chuyển giao nhiệm vụ Cụm trưởng cụm thi đua năm 2024 từ Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Ảnh: MT

Kết quả, hội viên đều chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước và Điều lệ Hội; nghĩa vụ, quyền lợi của hội viên được bảo đảm; không có hội viên vi phạm Luật báo chí, cũng như các quy định khác về đạo đức của người làm báo Việt Nam và quy tắc sử dụng mạng xã hội…

Trong khuôn khổ của hội nghị tổng kết cụm thi đua cũng diễn ra tọa đàm với chủ đề: “Nâng cao chất lượng hoạt động của các hội Nhà báo Cụm thi đua miền Đông Nam Bộ và TP.HCM”. Qua đó, các đại biểu đã chia sẻ về những giải pháp đổi mới hoạt động của Hội Nhà báo các tỉnh, thành đặc biệt là TP.HCM nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hoạt động báo chí.

Hội nghị tổng kết cụm thi đua cũng đã thảo luận và thống nhất đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho hoạt động của Cụm thi đua trong năm 2024 và trao cờ thi đua luân lưu cho Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai- Cụm trưởng cụm thi đua năm 2024…

Ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách phía Nam đã biểu dương những thành tích đạt được của Cụm thi đua khu vực miền Đông Nam Bộ và TP.HCM. Ông cũng yêu cầu, năm 2024, Cụm thi đua các Hội Nhà báo khu vực miền Đông Nam Bộ và TP.HCM cần thực hiện có hiệu quả, thực chất phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”, chú trọng vấn đề đạo đức người làm báo.

Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức hội và công tác quản lý hội viên trong các cơ quan báo chí, nhất là những hội viên là phóng viên thường trú…

TRÙNG KHÁNH

Nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng viết về xây dựng Đảng cho nhà báo, phóng viên

0

 Sáng 24-12, tại Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng viết về xây dựng Đảng cho hơn 30 nhà báo, phóng viên đang công tác tại các cơ quan báo chí của tỉnh Bình Dương.

Lớp bồi dưỡng diễn ra trong 2 ngày (24, 25-12), các nhà báo và phóng viên được Giảng viên – Nhà báo Bắc Văn, nguyên Trưởng ban Xây dựng Đảng Báo Nhân Dân truyền đạt những kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng nhằm khắc phục cái “khô, khó, khổ” khi viết về xây dựng Đảng. 


Ông Đỗ Văn Thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Bình Dương phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng.


Giảng viên – Nhà báo Bắc Văn truyền đạt những kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng.

Nhà báo Bắc Văn nhấn mạnh, viết về xây dựng Đảng là việc khó, phải có tâm, có tầm, tâm huyết và trách nhiệm. Thông qua các bài viết, cán bộ, đảng viên hiểu sâu hơn về công tác xây dựng Đảng; các cấp ủy có thêm kinh nghiệm, cách làm từ các nơi để tham khảo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Đảng trực thuộc thực hiện… Do đó, đòi hỏi người cầm bút không chỉ có năng lực, nghiệp vụ báo chí, mà còn phải có trình độ chuyên môn về công tác xây dựng Đảng, nắm vững, tin tưởng vào chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng; đồng thời phải có tâm, có tầm, tâm huyết với công việc. 


Các nhà báo, phóng viên tham gia lớp bồi dưỡng.

“Đó là yêu cầu đối với mỗi nhà báo, đồng thời cũng là trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong việc đào tạo, bồi dưỡng toàn diện để những người viết về xây dựng Đảng đáp ứng yêu cầu nói trên”, nhà báo Bắc Văn chia sẻ.

Tin, ảnh: Đỗ Trọng

Mỗi cơ quan báo chí cần xây dựng quy tắc ứng xử, nguyên tắc tác nghiệp khi làm nghề

0

Hưởng ứng thi đua, triển khai phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”, ngày 16/12, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam (CQTW HNBVN) trang trọng tổ chức Lễ ký kết giao ước thi đua xây dựng môi trường văn hóa và Tọa đàm về người làm báo văn hóa.

Tại Lễ ký kết, đồng chí Trần Thái Sơn, Chủ tịch LCH Nhà báo CQTW HNBVN cho biết: Vào đúng ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức phát động Phong trào thi đua Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí, ban hành Tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam. 

moi co quan bao chi can xay dung quy tac ung xu nguyen tac tac nghiep khi lam nghe hinh 1
Đại diện các Chi hội tiến hành ký cam kết thi đua xây dựng cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo.

Phong trào thi đua có ý nghĩa to lớn và rất kịp thời trong việc nâng cao nhận thức về văn hóa, tạo lập không gian văn hóa trong hoạt động báo chí, góp phần đưa nền báo chí nước ta phát triển lành mạnh hơn, bền vững hơn. 

moi co quan bao chi can xay dung quy tac ung xu nguyen tac tac nghiep khi lam nghe hinh 2
Quang cảnh buổi Lễ ký kết giao ước xây dựng môi trường văn hoá.

Theo đồng chí Trần Thái Sơn, CQTW Hội có vai trò quan trọng trong việc định hướng, triển khai mọi hoạt động lớn của Hội Nhà báo Việt Nam, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho các cấp Hội, gìn giữ ngọn lửa say nghề, đồng thời nâng cao bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp của hội viên. Để hoàn thành tốt được những nhiệm vụ chính trị quan trọng này, hội viên của Liên Chi hội nhà báo CQTW Hội với vai trò nòng cốt càng cần gương mẫu đi đầu, đề cao chất văn hóa trong hoạt động chuyên môn, trong các sản phẩm báo chí, nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ứng xử chân thành, thân ái với đồng nghiệp, chuẩn mực trong các mối quan hệ công tác.

moi co quan bao chi can xay dung quy tac ung xu nguyen tac tac nghiep khi lam nghe hinh 3
Đồng chí Trần Thái Sơn, Chủ tịch LCH Nhà báo CQTW HNBVN phát biểu tại buổi lễ.

BCH Liên Chi hội xin kêu gọi các Chi hội, từng hội viên quán triệt các Tiêu chí văn hóa đã đề ra, trong năm 2023 tới đây có kế hoạch, có chương trình cụ thể để áp dụng thiết thực, hiệu quả trong công tác, góp phần vào sự đoàn kết, phát triển của cơ quan, xây dựng CQTW Hội trở thành một mái nhà thực sự đoàn kết, ấm áp, đầy chất văn hóa trong công việc hàng ngày”, đồng chí Trần Thái Sơn nói.

moi co quan bao chi can xay dung quy tac ung xu nguyen tac tac nghiep khi lam nghe hinh 4
Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Thủ trưởng Cơ quan Trung ương Hội cho biết: Mục đích của Lễ ký kết nhằm tiếp tục duy trì xây dựng các cơ quan báo chí có văn hoá, môi trường làm báo có văn hoá, người làm báo có văn hoá.

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ ký kết, đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Thủ trưởng Cơ quan Trung ương Hội nhận định: “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” là một nhu cầu cấp thiết. Việc phát động phong trào thi đua quan trọng nhưng điều quan trọng hơn nữa là duy trì phong trào, duy trì trong các cơ quan Trung ương hội, trong các cấp. “Phát” cho “động”, không phải phát để đấy, không phải “đánh trống bỏ dùi”. Để phong trào được lan toả và có hiệu quả cao cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ, sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền; đặc biệt là sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan Trung ương Hội và sự hưởng ứng nhiệt tình của các hội viên. Đã có phong trào thi đua này các đơn vị phải có việc sơ kết, tổng kết để nhìn lại rút kinh nghiệm và đề ra những bước đi mới.

moi co quan bao chi can xay dung quy tac ung xu nguyen tac tac nghiep khi lam nghe hinh 5
Đồng chí Trần Lan Anh, Phó Chủ tịch LCH Nhà báo CQTW Hội, Phó Tổng biên tập Phụ trách báo Nhà báo & Công luận phát biểu và điều hành tọa đàm

Đồng chí Nguyễn Đức Lợi yêu cầu, hoạt động tác nghiệp của phóng viên phải hạn chế tối đa những hành vi “lệch chuẩn” về văn hoá, tập trung vào những sản phẩm báo chí mang tính chất văn hoá cao. Trong hành vi, ứng xử của các phóng viên, biên tập viên phải có văn hoá kể cả việc tiếp xúc với công chúng, với những người khai thác thông tin và hành vi ứng xử của những đồng nghiệp với nhau.

Tiếp nối Lễ ký kết là Toạ đàm về người làm báo văn hóa, đồng chí Trần Thái Sơn, Chủ tịch LCH và đồng chí Trần Lan Anh, Phó Chủ tịch LCH nhà báo CQTW Hội chủ trì tọa đàm.

moi co quan bao chi can xay dung quy tac ung xu nguyen tac tac nghiep khi lam nghe hinh 6
Nhà báo chiến trường Phạm Việt Tùng chia sẻ

Chia sẻ đầy tâm huyết tại tọa đàm, nhà báo chiến trường Phạm Việt Tùng, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, phóng viên Điện ảnh Công an nhân dân đã kể về những năm tháng tác nghiệp của ông cùng những kỉ niệm với Bác Hồ kính yêu. Câu chuyện ông như nhắc nhớ về hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh- một nhà văn hóa lớn, một nhà báo lớn mà mỗi người làm báo hôm nay luôn phấn đấu học tập và noi theo.  

Chia sẻ tại Toạ đàm nhà báo Nguyễn Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm tin tức VTV24, Đài Truyền hình Việt Nam cho rằng, hiện nay đạo đức nhà báo, văn hoá của người làm báo đã đến ngưỡng báo động; đã đến lúc chúng ta phải chấn chỉnh và thay đổi toàn diện. Nói đến văn hoá người làm báo không chỉ là những buổi ký kết, là những tiêu chí mà cần thay đổi nhận thức nền tảng của cả toà soạn; nâng cao vị thế của phóng viên đưa tin về văn hoá trong toà soạn.

moi co quan bao chi can xay dung quy tac ung xu nguyen tac tac nghiep khi lam nghe hinh 7
Nhà báo Nguyễn Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm tin tức VTV24, Đài Truyền hình Việt Nam chia sẻ ý kiến trong buổi Toạ đàm

“Mỗi cơ quan báo chí cần xây dựng quy tắc ứng xử, nguyên tắc tác nghiệp cho phóng viên, biên tập viên trong khi làm nghề cũng như hoạt động trên môi trường mạng xã hội”, nhà báo Nguyễn Thu Hà cho hay.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, báo Nông thôn ngày nay nhận định, việc khó nhất trong việc tạo ra môi trường có văn hoá trong cơ quan báo chí là xác định thái độ của người cầm bút làm sao để phụng sự cho độc giả phù hợp với tôn chỉ mục đích một cách minh bạch nhất. 

moi co quan bao chi can xay dung quy tac ung xu nguyen tac tac nghiep khi lam nghe hinh 8
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, báo Nông thôn ngày nay nhận định việc khó nhất trong việc tạo ra môi trường có văn hoá trong cơ quan báo chí là xác định thái độ của người cầm bút.

“Phụng sự độc giả của người cầm bút như những nhà báo như tôi tham gia vào lực lượng điều tra báo chí nghiệm ra một điều, trước khi xây dựng tác phẩm phải thận trọng từ đầu, chứ không phải đến khi viết. Nếu có đạo đức nhưng không có kỹ năng, trí tuệ sẽ dẫn đến viết sai ngay cả khi trong sáng, trung thực, vậy nên rèn luyện liên tục năng lực nghiệp vụ cũng là bí quyết để không vi phạm đạo đức của người cầm bút”, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nói.

Bàn về vấn đề nâng cao đạo đức, văn hoá cho người làm báo, nhà báo Nguyễn Vĩnh Quyên, nguyên PGĐ Truyền hình Quốc hội khẳng định, đặt ra việc xây dựng một môi trường có văn hoá không thể nào phát động là sẽ được ngay, môi trường đó cần nhiều năm xây dựng, vun đắp…

moi co quan bao chi can xay dung quy tac ung xu nguyen tac tac nghiep khi lam nghe hinh 9
Nhà báo Nguyễn Vĩnh Quyên, nguyên PGĐ Truyền hình Quốc hội đưa ra những nhận định quý báu về xây dựng văn hoá người làm báo.

Theo nhà báo Nguyễn Vĩnh Quyên, tất cả các tiêu chí đều đã có rồi, nhưng từ những tiêu chí ấy khi đặt trong hoàn cảnh tác nghiệp lại là những câu chuyện rất riêng; những tình huống tác nghiệp rất khác nhau khi đó người làm báo sẽ phải ứng xử ra sao lại là một thách thức. Vào những trường hợp như vậy cần phải có những chỉ đạo từ người lãnh đạo để phóng viên rút ra những bài học tác nghiệp đúng đắn hơn trong tương lai.

moi co quan bao chi can xay dung quy tac ung xu nguyen tac tac nghiep khi lam nghe hinh 10
Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN đã tặng hoa lưu niệm cho các diễn giả khách mời.

Ngoài ra, buổi toạ đàm còn nhận được nhiều ý kiến phát biểu, góp ý thiết thực của những nhà báo, lãnh đạo của các cơ quan trung ương hội trong việc xây dựng môi trường có văn hoá trong cơ quan báo chí.

Đồng chí Trần Lan Anh, Phó Chủ tịch LCH Nhà báo CQTW Hội, Phó Tổng biên tập Phụ trách báo Nhà báo & Công luận cho rằng, mỗi phóng viên cũng như những nhà quản lý nếu không hiểu vấn đề xây dựng môi trường có văn hoá trong cơ quan báo chí một cách sâu sắc, không tự nhìn lại và “nắn mình” thì phong trào dù có ý nghĩa rất lớn cũng sẽ chỉ mang tính hình thức.

“Sau lễ ký kết ngày hôm nay, tôi mong muốn các chi hội sẽ có những chương trình hành động riêng phù hợp với từng đơn vị để làm sao, năm sau khi tổng kết sẽ nhìn lại được chặng đường chúng ta đi, chí ít là thấy được chúng ta đã có những hưởng ứng như thế nào, tiến bộ như thế nào. Từ đó, tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc xây dựng các cơ quan báo chí có văn hoá, môi trường làm báo có văn hoá, người làm báo có văn hoá”, đồng chí Trần Lan Anh cho hay.

Hoài Giang – Sơn Hải

Giữ uy tín nghề báo trong xã hội

0

Báo chí là một loại hàng hóa đặc biệt, mang tính chính trị – xã hội. Trách nhiệm to lớn của báo chí đối với xã hội đòi hỏi trong mọi trường hợp, nhà báo phải tuân thủ đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là phải giữ gìn uy tín nghề báonhư “giữ gìn con ngươi của mắt mình”…

Hiểu đúng về uy tín của nghề báo

Trước hết, cần khẳng định rằng, phần lớn các cơ quan báo chí, người làm báo luôn giữ được chữ“tín” với công chúng. Thời gian qua, những đóng góp to lớn của báo chí trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, tiến bộ là không thể phủ nhận. Phần đông người làm báo vẫn tâm huyết nuôi dưỡng, duy trì “lửa nghề” theo đúng tinh thần “phụng công, thủ pháp”, không thiên lệch, không “bẻ cong” ngòi bút vì mục đích, lợi ích cá nhân. Đặc biệt, trong đợt cao điểm dịch COVID -19, đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí luôn thể hiện rõ bản lĩnh nhà báo – chiến sĩ, xông pha tác nghiệp ở những nơi khó khăn, gian khổ và nguy cơ lây nhiễm rất cao, góp phần cổ vũ, động viên các lực lượng làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch.

Ngoài ra, báo chí còn phát hiện, tuyên truyền, cổ vũ những tấm gương cao cả, những việc làm tình nghĩa, góp phần nhân lên những cái tốt, cái đẹp, cái hay trong cộng đồng; tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những việc làm đó được Đảng, Nhà nước ghi nhận, nhân dân đánh giá cao. Đó cũng là “nét son” làm nên uy tín của báo giới nước nhà.

Đã có rất nhiều nhà báo viết về những mặt tích cực và tiêu cực của đời sống xã hội. Và, thực tế cũng cho thấy những bài báo hay, có giá trị, đều là sản phẩm của những nhà báo đã từng lăn lộn với thực tiễn cuộc sống, không sợ gian khổ, hy sinh và có trách nhiệm với bài viết của mình. Sự hời hợt và thói vô trách nhiệm không thể tạo ra được những tác phẩm báo chí có giá trị. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi mà đồng tiền có thể đánh gục những ngòi bút thiếu bản lĩnh, khi mà nhiều nhà báo bị kỷ luật, tước thẻ vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thì chữ “tín” được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Có giữ được chữ “tín” với nghề,  nhà báo mới tạo được được niềm tin với công chúng và góp phần dẫn dắt dư luận xã hội theo hướng tiến bộ, văn minh.
Gìn giữ và nâng cao chữ tín

Thời đại bùng nổ thông tin do tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã giúp công chúng có thể tiếp cận nhiều kênh, nhiều luồng thông tin khác nhau. Nhưng cũng ngay lúc này, nhiệm vụ của báo chí không những không nhẹ nhàng đi, mà thậm chí còn nặng nề hơn. Điều đó đồng nghĩa rằng, xã hội càng phát triển thì vai trò xã hội của báo chí cũng càng phong phú, đa dạng. Bởi báo chí chính là yếu tố kích thích, thúc đẩy xã hội phát triển, và ngược lại, xã hội phát triển, sẽ lại đặt ra cho báo chí những yêu cầu và nhiệm vụ tương ứng.

Để làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, báo chí và người làm báo cần nâng cao nhận thức chính trị, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, đồng thời nhanh chóng đổi mới nhiệm vụ để thông tin không chỉ đúng mà còn hay, sinh động, hấp dẫn. Nếu nhà báo không ý thức đầy đủ trách nhiệm trong việc sử dụng ngòi bút thì báo chí sẽ trở thành “con dao nhọn” đối với xã hội và đối với bản thân: “Người làm báo, muốn đạt thiên chức của mình, trước hết phải biết nói sự thật, dám nói sự thật… Tờ báo, nếu người làm báo biết sử dụng nó đúng mức thì đó là một lợi khí cải tạo xã hội có sức mạnh vạn năng. Người không biết dùng nó thì đó là con dao nhọn đâm ngay chính mình trước nhất” [1, tr.55]. Phản ánh chân thực, khách quan hiện thực là thiên chức, là đạo đức nghề nghiệp, là phẩm giá của nhà báo.

Nick Davies – phóng viên báo Guardian, tác giả cuốn Tin tức Trái đất phẳng (2011) – đã viết những dòng tâm huyết: “Đối với nhà báo, giá trị định nghĩa là tính trung thực – nỗ lực kể sự thật. Đó là mục tiêu hàng đầu của chúng ta. Tất cả việc làm của chúng ta – và tất cả những gì nói về chúng ta – đều phải xuất phát từ nguồn duy nhất là nói sự thật” [2, tr. 24,25]. Đánh mất sự ngay thẳng và trung tín là tự sát trong nghề báo. Cùng đưa tin về một sự việc, nhưng nhà báo có đạo đức nghề nghiệp sẽ đặt lợi ích của số đông, của công chúng, nhân dân lên trên, còn nhà báo thiếu đạo đức nghề nghiệp sẽ đánh mất sự chân thực của thông tin vì những vụ lợi cá nhân. Nhà báo lão thành Phan Quang cho rằng: “Trong bất kỳ trường hợp nào, nhà báo cũng phải tác nghiệp “sạch sẽ”, phải đàng hoàng trung thực khi hành nghề”.

Theo ông, “Trung thực không chỉ là phẩm chất quan trọng của nhà báo mà còn là đạo lý làm người. Nghề báo, một nghề đòi hỏi sự trung thực và tôn trọng sự thật. Tính quá đà, “tô hồng và bôi đen” trong báo chí là điều hết sức nguy hiểm và tối kỵ với nghề báo.[3] Thực tiễn đời sống báo chí thế giới và báo chí Việt Nam cho thấy, vị thế, thương hiệu của một cơ quan báo chí bao giờ cũng được xác lập, hình thành và xây dựng bởi đội ngũ những nhà báo có uy tín, những cây bút tên tuổi. Tạo dựng được uy tín đối với công chúng vốn đã khó, nhưng giữ được uy tín trong lòng công chúng càng không phải là chuyện dễ dàng.

Có những cây bút từng tạo ra “bút lực” hấp dẫn khiến đồng nghiệp và công chúng mến mộ, nhưng do bị cám dỗ, mua chuộc nên đã tự biến mình thành kẻ “thân bại danh liệt”. Một số tờ báo từng có năm tháng “nổi đình nổi đám” trên trường báo chí, nhưng do bị cuốn theo “cơn lốc” thương mại hóa, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả mà tự làm mờ dần “tên tuổi” của chính mình trong lòng bạn đọc. Như vậy mới nói, báo chí tồn tại nhờ niềm tin xã hội. Giá trị của báo chí không ở đâu xa, mà chính là những thông tin khách quan, trung thực, bổ ích mà báo chí mang lại cho công chúng và xã hội. Mạng xã hội, dù có một số thông tin của cá nhân đưa ra nhanh nhạy đến mấy, nhưng cũng không thể và không bao giờ thay thế được sứ mệnh của báo chí, vì tính chính xác, nhân văn mới là giá trị cốt lõi và là lý do tồn tại của báo chí.

Đã đến lúc, đội ngũ những người làm báo phải có những hành động, việc làm thiết thực để củng cố, tăng cường niềm tin của xã hội vào báo giới, nỗ lực “lấy lại thương hiệu cho những người làm nghề báo”. Hơn bao giờ hết, ngoài việc nâng cao, trau dồi năng lực chuyên môn, nhà báo còn phải rèn giũa bản thân, giữ vững đạo đức nghề nghiệp. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết, đảm bảo xây dựng được uy tín của nghề báo trong xã hội. Làm tốt nghề đã khó, giữ uy tín còn khó gấp vạn lần. Công cuộc xây dựng lại niềm tin không diễn ra trong một sớm một chiều, đó là quá trình tạo dựng lâu dài. Trong đó, mỗi nhà báo phải nêu cao tinh thần tự trọng nghề nghiệp, chuẩn mực trong tác nghiệp, cẩn trọng trong mỗi tin, bài, cháy bỏng ngọn lửa yêu nghề… Đó chính là những sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả cuộc đời làm báo. Như nhà báo Hà Đăng đã từng chia sẻ trong một lần trả lời phỏng vấn, khi phóng viên hỏi: “Ông đánh giá thế nào về lớp nhà báo trẻ hiện nay và có lời khuyên gì với họ?”, ông nói: “Khuyên thì không dám, nhưng tôi mong các bạn trẻ đừng có tự ti, cũng đừng có được vài bài báo hay đã cho rằng cái gì mình cũng hiểu, coi thường thiên hạ và đồng nghiệp. Đừng mắc bệnh “ngôi sao”. Hãy rèn luyện và rèn luyện nhiều nữa đi” [4].

Đối với người làm báo, giữ được chữ “tín” với công chúng là cơ sở bảo đảm cho ngòi bút của mình trở nên có “uy lực” trong xã hội. Vì thế, mỗi nhà báo chú trọng chăm lo tạo dựng uy tín tốt đẹp, bền vững cho mình là cách góp phần bồi đắp, tăng cường uy tín cho cơ quan báo chí. Khi tất cả các cơ quan báo chí cùng chung tay góp sức xây dựng uy tín nghề nghiệp, sẽ góp phần thiết thực giữ gìn, nâng cao uy tín cho nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Đặng Thị thúy Nga

Phạm Quốc Toàn – Bút lực và trái tim

0

Những mái tóc bạc trắng, những mái tóc hoa râm, những mái đầu xanh kề sát bên nhau trong Phòng Đương Đại của Bảo tàng Báo chí Việt Nam để tham dự một sự kiện văn hóa báo chí. Nhà báo, nhà thơ Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết, đây là buổi giới thiệu tác giả – tác phẩm đầu tiên trong không gian của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 97 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2022).

Người có vinh dự đó là nhà báo, nhà văn Phạm Quốc Toàn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Trong Phòng Đương Đại này – nơi vẫn thường tổ chức các sự kiện quan trọng của Bảo tàng Báo chí Việt Nam – đông đảo anh em, đồng chí, đồng nghiệp và những người thân đã đến dự chật kín, chia vui với anh Phạm Quốc Toàn. Tôi may mắn có mặt trong sự kiện xúc động, đáng nhớ này.

Trên màn hình lớn, in nổi bật bìa 20 cuốn sách của Phạm Quốc Toàn. 20 cuốn sách viết trong khoảng 10 năm. Một bút lực thật đáng nể! Các tác phẩm của Phạm Quốc Toàn thuộc nhiều thể loại: bút ký, phóng sự, chính luận, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ký, ký sự nhân vật, tiểu phẩm…, cuốn nào cũng tạo dấu ấn tốt, tất cả cùng vẽ nên chân dung đẹp của một người cầm bút tài năng.

“Chuyện tình phố cổ” – cuốn sách thứ 20 – “ra lò” ngay trước ngày kỷ niệm 97 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam – một tập hợp 10 bút ký với sự kết giao ngọt ngào giữa báo chí và văn học – đã tạo một dấu ấn sâu đậm trong buổi giới thiệu tác giả – tác phẩm này. “Chuyện tình phố cổ” là câu chuyện tình yêu rất đẹp của Tô Hà và Nguyễn Khắc Năng từ trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ là một cặp trai tài, gái sắc của đất Hà thành. Tô Hà là bạn đồng môn Khoa Báo chí – Xuất bản khóa I (1969 – 1973) Trường Tuyên huấn Trung ương, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Phạm Quốc Toàn.

Đó là một lớp học viên xuất sắc, đầy tinh thần cống hiến, rất đáng tự hào trong đội ngũ những người làm báo Việt Nam đương đại. Tô Hà xung phong vào chiến trường, là A trưởng thanh niên xung phong (TNXP), còn Nguyễn Khắc Năng là Đại đội trưởng TNXP phố cổ. Họ gặp nhau trên những cung đường mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Câu chuyện tình này còn là sự kết nối tuyệt đẹp giữa quá khứ – hiện tại – tương lai. Cô con gái yêu của họ là Nguyễn Thị Minh Hằng, hiện là Phó Giám đốc Chi nhánh Thăng Long của Vietinbank, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn MHGroup. Qua trang viết của Phạm Quốc Toàn, chị Minh Hằng là hình ảnh một nữ doanh nhân, trí thức năng động, sáng tạo, đầy nhiệt huyết và cháy bỏng khát vọng cống hiến.

Là doanh nhân, được đào tạo bài bản, chị Minh Hằng có chuyên môn sâu về quản lý rủi ro hoạt động, thẩm định tín dụng và phòng chống rủi ro tài chính, tiền tệ nên chị thường xuyên được mời tổ chức các cuộc thuyết trình tại Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội…, đồng thời trực tiếp giảng dạy, huấn luyện tại các khóa đào tạo cho sinh viên khối kinh tế do Tập đoàn MHGroup tổ chức.

Trong 20 cuốn sách thì “Từ bến Sông Nhùng”, theo tôi, là cuốn có tầm vóc nhất, tạo cảm xúc mạnh và riêng biệt. Đó là cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất cho đến nay của Phạm Quốc Toàn. Nhân vật Phan Hoàng chính là nguyên mẫu nhà báo, nhà văn nổi tiếng Phan Quang, năm nay đã bước vào tuổi 95 nhưng vẫn còn rất minh mẫn, vẫn viết báo, làm sách đều đều trong sự cảm phục và mến mộ đặc biệt của đồng nghiệp và độc giả cả nước.

“Từ bến Sông Nhùng” không chỉ khắc họa thành công nhân vật – con người và sự nghiệp chói sáng của Phan Quang – mà còn phản ánh sống động, chân thực đời sống báo chí nước nhà trong các giai đoạn lịch sử oanh liệt của đất nước. Đó là một cuốn sách góp phần làm đẹp thêm nghề báo đầy thử thách nhưng rất vinh quang của chúng ta.

Và nữa, trong gia tài chữ nghĩa của Phạm Quốc Toàn, tôi rất tâm đắc cuốn “Đời và Nghề” xuất bản năm 2013. Thời điểm đó, đang đảm đương nhiệm vụ Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nhận được cuốn sách này của anh Quốc Toàn gửi qua bưu điện, tôi rất ngạc nhiên vì năm trước anh vừa cho ra mắt cuốn “Tản mạn về đời”. 50 bài viết trong “Đời và Nghề” là những
lát cắt sống động, góp phần kết tạo bức tranh chân thực về đời sống báo chí nước nhà. Ở trung tâm của bức tranh đó hiển nhiên là các nhà báo với các trạng huống tác nghiệp báo chí – một nghề đặc thù, rất cao quý nhưng cũng đầy thách thức.

Văn là người. Đọc văn thấy người. Bằng một lối hành văn giản dị nhưng không kém phần sang trọng, bằng một lối kể chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm, ý nhị, đôi khi như thủ thỉ tâm tình nhưng không kém phần sâu sắc, Phạm Quốc Toàn đã kết nối, hòa quyện được hai yếu tố cơ bản là Đời và Nghề. Từ những chuyện đời, chuyện nghề cụ thể, có khi thật đến chân tơ kẽ tóc như chuyện Thẩm định nguồn tin, Bóc bài lúc nửa đêm, Cưa đôi (quảng cáo), Nhuận bút, Nấu cháo điện thoại, Xe công xem bóng đá…, người đọc càng cảm thông chia sẻ với những điều kiện tác nghiệp còn nhiều khó khăn, bất cập của những người làm báo, phần nào hình dung được bếp núc báo chí, sự chuyển động của guồng máy trong từng tòa soạn với nhiều sắc thái, vui buồn, sướng khổ.

Từ nhịp đập của báo chí thường nhật, ta cảm nhận rõ mạch đập của đời sống đất nước đang chuyển mình trong công cuộc kiến tạo gian lao mà chói sáng giữa sóng gió thời cuộc dập dồn. Có những bài viết gây xúc động sâu sắc như Đưa mẹ về quê, Người lữ hành cày chữ, nhà báo Huyền Dân – một nhân cách… khi Phạm Quốc Toàn dành những lời trân trọng, tha thiết nói về những đồng nghiệp yêu quý của mình, nhưng tác giả cũng không quên phê bình những thói tật, những điều không nên, không phải trong lao động báo chí như ở các bài: Ăn theo nói leo, Biết thì thưa thốt, Phóng viên salon, Đồng nghiệp nữ, Đố kị, Ục nhau,“Thuổng” chữ nghĩa, Sát thủ…

Đọc các cuốn sách Phạm Quốc Toàn, dù ca ngợi, cổ vũ, khích lệ hay phê bình, nhắc nhở, góp ý, ngòi bút của anh luôn tỏ rõ sự chân thành, xây dựng, thấm đượm chất nhân văn, đúng như con người anh vậy. Sức thuyết phục là ở chỗ đó. Cái đáng quý là ở chỗ đó. Ấm áp, cảm thông, thương mến, nghĩa tình.

Phạm Quốc Toàn có một bề dày nghề nghiệp 50 năm liên tục làm báo qua nhiều cương vị khác nhau. Cách đây 42 năm, lúc tôi vừa chân ướt chân ráo về Báo Quân đội nhân dân thì lúc đó Phạm Quốc Toàn đã được biết đến như một cây bút bình luận quốc tế vững vàng, tin cậy. Mới ngoài 30 tuổi, anh đã lọt vào “mắt xanh” của vị tướng làm báo – Tổng Biên tập tài năng, nổi tiếng và đáng kính Trần Công Mân như một trong những người kế cận nhất cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Báo Quân đội nhân dân. Nhưng cuộc di chuyển đưa cả nhà “Bắc tiến để hợp lý hóa gia đình” của anh không thành. Đau đớn nhất là sau chuyến đi bão tố đó, anh mất đứa con trai yêu quý. Nhận được tin dữ, cả tòa soạn Báo Quân đội nhân dân bàng hoàng, thương xót. Cuộc sống gia đình quá khó khăn, anh buộc phải đưa vợ con vào Nam và quyết định chọn Vũng Tàu là bến đỗ.

Vượt qua rất nhiều thử thách, gian nan, sự nghiệp báo chí của anh được tiếp nối xuất sắc tại vùng đất phương Nam này với cương vị Tổng Biên tập trong suốt một phần tư thế kỷ, 4 khóa liền là tỉnh ủy viên. Đang giữ chức Tổng Biên tập Báo Bà Rịa – Vũng Tàu mà anh được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam hai nhiệm kỳ với tín nhiệm cao đủ thấy uy tín nghề nghiệp cũng như nhân cách của anh được đồng nghiệp cả nước quý trọng như thế nào.

Ở đâu, trên cương vị nào, Phạm Quốc Toàn cũng luôn là một người làm nghề nghiêm túc, cẩn trọng nhưng không kém phần sắc sảo, sáng tạo. Là người kiệm lời, không đao to búa lớn, anh âm thầm thuyết phục người khác bằng sự chín chắn, cần mẫn và tinh thần vượt khó. Chất lượng tờ Báo Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như Tạp chí Người Làm Báo dưới sự điều hành của anh, sự tin tưởng của bạn đọc dành cho các bài viết, các cuốn sách của anh mấy chục năm qua đã minh chứng cho điều đó.

Tôi có những kỷ niệm sâu sắc với anh Phạm Quốc Toàn. Năm 1984, anh được chi bộ Phòng Thời sự quốc tế Báo Quân đội nhân dân cử về làng Quỳnh Đôi quê hương tôi để thẩm tra lý lịch kết nạp tôi vào Đảng. Đêm hôm đó, trong hơi mát những ngọn gió đồng thổi dào dạt trên lũy tre làng, anh xúc động ngồi
nghe mẹ tôi kể chuyện và đọc thơ đến tận khuya và anh đã ngủ lại trong căn nhà đơn sơ của tôi. Bảy năm tôi được làm việc cùng anh ở Báo Quân đội nhân dân thân yêu, là những năm tháng không thể nào
quên. Những bài bình luận đầu tiên của tôi đều qua tay Thiếu tá Phó phòng Phạm Quốc Toàn và Đại tá Trưởng phòng Tạ Duy Đức biên tập. Những bài bình luận đó, được Tổng Biên tập Trần Công Mân ký chữ M duyệt cho đăng (mà chúng tôi gọi vui là được “phát màu” – thời điểm đó truyền hình Việt Nam bắt đầu phát màu) thì đó là niềm vui nghề nghiệp khôn tả.

Trong 25 năm anh Phạm Quốc Toàn giữ cương vị Tổng Biên tập Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, tôi được anh mời làm cộng tác viên mục bình luận quốc tế trong khoảng gần 10 năm liên tục, số nào cũng có bài bình luận của tôi độ dài trên dưới 1.000 từ, mỗi tuần 4 số. Đi đâu, làm gì, kể cả đi công tác nước ngoài, tôi vẫn cố gắng viết bài gửi về cho anh. Nhiều hôm bài bình luận của tôi chỉ kịp gửi vào toà soạn ngay trước giờ máy in chạy.

Để cho kịp giờ xuất bản, anh nói với các kíp trực báo rằng “bài bình luận của Hồ Quang Lợi gửi vào không cần phải đưa tôi duyệt nữa”. Tôi hiểu là anh tin tôi, vừa cảm thấy vui, nhưng đồng thời cũng vừa cảm thấy thêm áp lực nên lại càng phải trách nhiệm hơn với từng con chữ. Mới đây, ngày 19/6/2022 khi đến thăm nhà tôi, anh ngỏ ý muốn nhìn thấy các tư liệu báo chí mà vợ tôi cần mẫn thu lượm giúp tôi trong suốt mấy chục năm qua. Hình như anh đang dự định viết một điều gì đó. Khi nhìn thấy các tập Báo Bà Rịa – Vũng Tàu được đóng và lưu giữ cẩn thận, cùng các bài bình luận được vợ tôi foto đóng thành nhiều quyển xếp thành dãy dài theo từng năm, anh thốt lên: Quá đồ sộ, còn hơn cả thư viện lưu trữ của Báo Bà Rịa – Vũng Tàu hiện tại.

Không thể tưởng tượng được,không thể tin nổi! Giữa đời và nghề của Phạm Quốc Toàn là nhất quán. Năm 2022, bước vào tuổi 75 mà ngọn bút của anh vẫn không ngơi nghỉ, dòng chảy chữ nghĩa của anh vẫn dào dạt tuôn chảy. Thật đáng nể phục sức sáng tạo thanh xuân từ con tim đầy nhiệt huyết của anh. Con người anh như thế nào thì anh làm nghề như vậy: Trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh và nhân văn.

Đọc các bài viết, các cuốn sách của anh, trong báo chí, văn chương thấy đất nước và xã hội, trong chữ nghĩa thấy văn hóa và tư tưởng, trong đời thấy nghề neo đậu, trong nghề thấy đời cuộn chảy. Tôi nghĩ, đó là những trải nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp được rút tỉa, chắt lọc từ một người sống tử tế, một người làm nghề tử tế, được viết lên bằng một trí tuệ sắc sảo, trái tim chân thành.

Hà Nội, tháng 8 năm 2022

Hồ Quang Lợi

Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam

Truyền đạt kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất tin, bài trên báo chí

0
Ngày 9/12, tại Hà Nội, Cục Báo chí (Bộ TT&TT) phối hợp với Vinamilk và các đơn vị liên quan tổ chức khóa tập huấn “Kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất tin, bài trên báo chí” cho 70 phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Đây là hoạt động thứ 6 trong năm 2022 được tổ chức nằm trong khuôn khổ dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 – 2024”. Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 – 2024” là chương trình hành động nhằm thực hiện sáng kiến của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam, hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao hơn nữa.

truyen dat ky nang ung dung cong nghe so vao san xuat tin bai tren bao chi hinh 1
Tập huấn “Kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất tin, bài trên báo chí”. Ảnh: XL

Dự án được triển khai theo phương thức xã hội hóa các nguồn lực có thể đóng góp cho sự phát triển của Báo chí và thông qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước góp phần chuyển tải các giá trị tốt đẹp đến với xã hội.

Tại buổi tập huấn, ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) cho biết, hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực đã có những tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực báo chí, truyền thông. Nền tảng công nghệ đã sản sinh ra nhiều kênh mới, làm thay đổi phương thức, thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng.

Các mạng xã hội, các kênh thông tin mới cũng có sự chi phối nhất định với báo chí và làm thay đổi căn bản cách thức sản xuất và tiếp cận nội dung của các tòa soạn, tác động đến hoạt động tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên; cũng như phương thức quản lý, điều hành của các cơ quan báo chí trên cả nước.

truyen dat ky nang ung dung cong nghe so vao san xuat tin bai tren bao chi hinh 2
Ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus trao đổi, chia sẻ về Kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất tin, bài trên báo chí. Ảnh: Phạm Hùng

Ông Đặng Khắc Lợi cho rằng: “Để gia tăng tốc độ sản xuất tin, bài, thu hút độc giả và giữ vững vị thế cũng như vai trò tiên phong trong công tác truyền thông, các tờ báo tất yếu phải ứng dụng công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ và quản lý nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của công chúng, tận dụng những ưu điểm của chính các nền tảng công nghệ mới để từng bước chuyển mình, vận động phù hợp với xu hướng chuyển đổi số…”.

Tại khóa tập huấn, các học viên đã được ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus thuộc Thông tấn xã Việt Nam, một chuyên gia có kinh nghiệm phong phú trong các lĩnh vực báo chí và truyền thông, kỹ năng báo chí trao đổi, chia sẻ, thảo luận và cùng giải đáp những thắc mắc về Kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất tin, bài trên báo chí…

PV

Nhà báo & Công Luận

Hơn 500 nhà báo tham gia khóa đào tạo chuyển đổi số

0

Hơn 500 nhà báo thuộc 182 cơ quan báo chí trên cả nước đã tham gia Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí Việt Nam năm 2022 (Vietnam GNI 2022) do Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp Google châu Á-Thái Bình Dương đồng tổ chức từ tháng 9 – 11/2022.

Toàn cảnh Lễ tổng kết Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí chiều 18/11.
Toàn cảnh Lễ tổng kết Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí chiều 18/11.

Đây là lần đầu tiên một chương trình đào tạo mang tính hệ thống toàn diện được triển khai nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng mới giúp các cơ quan báo chí Việt Nam xây dựng chiến lược và đổi mới kinh doanh để chuyển đổi số thành công.

Chương trình gồm 3 khóa tổng quan và 8 khóa chuyên sâu được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian gần 2 tháng với sự tham gia của 4 giảng viên và 18 diễn giả, trong đó có 2 diễn giả của Google, và hơn 500 nhà báo thuộc 182 cơ quan báo chí trên cả nước.

Chương trình gồm 4 nội dung: “Phát triển độc giả”, “Phát triển và khai thác dữ liệu”, “Doanh thu từ quảng cáo”, “Doanh thu từ độc giả”.

Theo chia sẻ của các giảng viên và diễn giả, chuyển đổi số là xu thế tất yếu của báo chí Việt Nam, song cũng là một chặng đường dài và khó khăn. Để có thể gặt hái thành công, các tòa soạn cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số với trọng tâm là lấy độc giả làm trung tâm và xây dựng văn hóa sử dụng dữ liệu làm nền tảng cho hoạt động và vận hành của tòa soạn.

Hơn 500 nhà báo tham gia khóa đào tạo chuyển đổi số ảnh 1
Các đại biểu dự Lễ tổng kết Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí Việt Nam chiều 18/11 tại Hà Nội.

Độc giả chính là khách hàng của báo chí và có độc giả sẽ có doanh thu (từ thu phí người đọc và từ quảng cáo). Hệ thống dữ liệu tốt giúp các tòa soạn thấu hiểu hành vi, nhu cầu của độc giả và tìm kiếm được giải pháp tăng cường tương tác với độc giả nhằm mở rộng hơn nữa tệp bạn đọc của mình và tăng lượng bạn đọc trung thành. Đây chính là nền tảng giúp các tờ báo đổi mới mô hình kinh doanh, tạo các nguồn thu mới hiệu quả và bền vững trong dài hạn.

Ngoài việc cập nhật thông tin về các xu thế công nghệ mới của báo chí thế giới, chương trình đào tạo đã cung cấp cho các cơ quan báo chí các kỹ năng và giới thiệu một số công cụ, ứng dụng giúp phát triển lượng độc giả và giữ tương tác với độc giả; nâng cao trải nghiệm của độc giả để thúc đẩy doanh thu từ quảng cáo. Đồng thời, chia sẻ những bài học kinh nghiệm về phát triển doanh thu từ độc giả của báo chí trong và ngoài nước; từ đó gợi ý những mô hình có thể áp dụng cho các cơ quan báo chí Việt Nam.

Ông Đỗ Thiện, Thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, diễn giả phiên thảo luận về phát triển độc giả, cho biết: “Chuyển đổi số báo chí là đề tài rất nóng hiện nay. Chương trình rất cần thiết không chỉ đối với người làm báo mà cả những người nghiên cứu về sự chuyển động của báo chí Việt Nam trong bối cảnh internet, các nền tảng mạng xã hội, nền tảng điện tử phát triển và báo chí Việt Nam đối mặt nhiều thách thức cả về phát triển nội dung, công nghệ và kinh tế báo chí”.

Hơn 500 nhà báo tham gia khóa đào tạo chuyển đổi số ảnh 2
Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Lễ tổng kết Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí.

Phát biểu tại lễ tổng kết Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí năm 2022 vào chiều 18/11, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm trân trọng cảm ơn Google và Sáng kiến Tin tức Google (GNI) đã nhen nhóm câu chuyện này từ những ngày đầu với các đơn vị của Cục Báo chí; cảm ơn sự quan tâm thực chất và xuyên suốt của lãnh đạo các cơ quan báo chí, đây là yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của Chương trình.

Chia sẻ ấn tượng về tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng thích ứng của các cơ quan báo chí Việt Nam trong một môi trường truyền thông đang không ngừng thay đổi, ông Fazal Ashfaq, Trưởng phòng Hợp tác Tin tức Nam Á và Đông Nam Á của Google đồng thời khẳng định: “Một trong những thành quả lớn nhất của Chương trình là mang đến cho tất cả chúng ta một không gian để cùng nhau học hỏi, chia sẻ những thành công, thất bại trên hành trình kinh doanh số của mình, cũng như tìm thấy giá trị trong quá trình đối thoại và hợp tác”.

Cũng theo ông Fazal Ashfaq, thành công của Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí năm 2022 sẽ là tiền đề cho sự hợp tác giữa Google và Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) trong tương lai nhằm hỗ trợ các cơ quan báo chí Việt Nam chuyển đổi số thành công và phát triển bền vững.

PV

Báo chí phải dẫn dắt công tác truyền thông chính sách thật chuyên nghiệp

0
Đó là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Thanh Lâm trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của 5 đơn vị thuộc Bộ TT&TT diễn ra chiều ngày 8/12 tại Hà Nội.

5 đơn vị của Bộ TT&TT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 gồm: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Thông tin cơ sở; Cục Báo chí; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Thông tin đối ngoại.

bao chi phai dan dat cong tac truyen thong chinh sach that chuyen nghiep hinh 1
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Hải

Sẽ thành lập Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí

Tạ Hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Cục trưởng Cục Báo chí nhắc lại thông điệp đặc biệt mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đặt ra cho các cơ quan báo chí: “Báo chí muốn đổi mới thì phải tìm về những giá trị cốt lõi của báo chí cách mạng: Xác thực, Dẫn dắt, Tiên phong, Đổi mới, Dấn thân. Giữ cái bất biến ấy để ứng vạn biến. Muốn đi xa thì càng phải về gần”.

Phó Cục trưởng Cục Báo chí cho biết, báo chí không còn là phương tiện truyền thông độc quyền mà bị đặt vào thế cạnh tranh, khi vừa phải đảm bảo tốc độ đưa tin, vừa phải khẳng định uy tín về tính chính xác, tính thời sự, cũng như các tiêu chí khác đối với công chúng, báo chí. 

Vì vậy, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cần phải định hướng, dẫn dắt, song hành để hỗ trợ, tạo điều kiện cho báo chí phát triển đúng hướng, phát huy vai trò sứ mệnh của mình, sứ mệnh “khơi dậy tinh thần, khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng”.

Đề cập đến báo chí trong xu thế chuyển đổi số, ông Nguyễn Văn Hiếu khẳng định, các cơ quan báo chí đều đã ứng dụng công nghệ mới trong các khâu của quy trình xuất bản. Tuy nhiên, nhận thức về chuyển đổi số của người đứng đầu cơ quan báo chí chưa thực sự rõ nét, chưa đồng đều.

“Được sự đồng ý của Bộ trưởng, Cục Báo chí sẽ thành lập “Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí”, với sự tham gia của các đơn vị thuộc Bộ và các doanh nghiệp công nghệ để hỗ trợ, dẫn dắt, thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số báo chí”, ông Nguyễn Văn Hiếu thông tin.

Xử lý nghiêm tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội

Trình bày báo cáo, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, cho biết, năm 2022 Cục đã quyết liệt xử lý tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, từng bước hạn chế tình trạng này. Đồng thời đã phối hợp với Sở TT&TT các địa phương triển khai nhiều biện pháp cấp bách nhằm hạn chế tình trạng trên.

Theo ông Lê Quang Tự Do, tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội dù đã được chấn chỉnh xử lý nhưng vẫn còn tồn tại nhiều, chưa xử lý dứt điểm, do các chính sách quản lý chưa được bổ sung kịp thời để xử lý nghiêm các hành vi.

Trong thời gian qua, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cũng đã tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng các bộ, ban, ngành, địa phương để quản lý, xử lý theo thẩm quyền về những hành vi sai phạm trên không gian mạng, nhất là hành vi tung tin giả, tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp.

Ngoài ra, năm 2022, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã thực hiện siết chặt quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam, trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP về quản lý quảng cáo xuyên biên giới.

Trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp quảng cáo, nhà phát hành quảng cáo thực hiện các quy định tại Nghị định 70/2021/NĐ-CP; Triển khai hệ thống kỹ thuật rà quét, tăng cường xử lý vi phạm với các nhãn hàng có sản phẩm quảng cáo trên các video có nội dung xấu độc; yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới Facebook và Google ngăn chặn các quảng cáo vi phạm.

Đồng thời, tổ chức 2 đoàn kiểm tra liên ngành (kiểm tra 6 doanh nghiệp) kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam; Tiến hành làm việc xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo trực tuyến xuyên biên giới; Yêu cầu người phát hành quảng cáo trong nước (báo điện tử, mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp) và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong nước rà soát, kiểm soát chặt hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Nói đến kế hoạch trung hạn 2023 – 2025, ông Lê Quang Tự Do cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Bên cạnh đó tiếp tục phát triển mạng xã hội Việt Nam đủ sức cạnh tranh với nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới.

Đặc biệt, tăng cường hoạt động chấn chỉnh, xử lý nghiêm tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội; Cơ bản xử lý các trang thông tin điện tử và mạng xã hội có hoạt động “báo hóa”, tiến tới xử lý dứt điểm tình trạng này.

Nhiệm vụ quan trọng trong năm 2023

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm yêu cầu, đối với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Báo chí, một trong những nhiệm vụ trong năm 2023, đó là cần quan tâm, đưa việc sửa Luật Báo chí vào chương trình xây dựng pháp luật của nhiệm kỳ này.

“Đối với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, thời điểm 1/1/2023 tới có rất nhiều việc phải thay đổi. Việc nắn dòng quảng cáo trên không gian mạng phải làm được. Đồng thời, các nhà sản xuất tivi, các thiết bị đầu mối phải cài sẵn những ứng dụng thiết yếu đã được công nhận”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng, hệ thống báo chí, truyền thông (bao gồm Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước, các báo, đài, các trang thông tin điện tử tổng hợp hệ thống thông tin ở cơ sở, các phương thức truyền thông mới qua mạng xã hội, tin nhắn qua hệ thống viễn thông…) cũng góp phần hết sức to lớn vào việc truyền đi kịp thời những thông điệp quan trọng trong chính sách của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Công tác điều tiết, định hướng truyền thông cũng có sự trợ giúp của công nghệ trong việc hỗ trợ rà quét, phân tích, điều tiết xu hướng thông tin…). Tất cả để nhằm mục tiêu “Dân biết – Dân hiểu – Dân tin – Dân theo – Dân làm”.

Tuy nhiên, các kết quả bước đầu của việc đổi mới công tác truyền thông chính sách chủ yếu vẫn tập trung ở các cơ quan đầu não ở Trung ương với nguồn lực ít nhiều cũng được trang bị, đầu tư cơ bản. Ở nhiều địa phương và cá biệt ở một số bộ ngành hiện nay, công tác truyền thông không được quan tâm do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh yêu cầu với lĩnh vực báo chí trong năm 2023, phải dẫn dắt công tác truyền thông chính sách ở các địa phương, các bộ ngành thật chuyên nghiệp.

Hoàng Anh