27 July 2025
Trang chủ Blog Trang 15

Hội Nhà báo Việt Nam, Belarus hợp tác báo chí

0

Chiều 5.12, tại TP.HCM, Hội Nhà báo Việt Nam và Tổ chức xã hội Hội Nhà báo Belarus ký kết bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực báo chí.

Bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác và giao lưu trên bình diện báo chí giữa Việt Nam và Belarus, hướng tới mở rộng các kênh truyền thông hai nước, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhà báo, tăng hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa hai nước.

Phát biểu tại buổi ký kết, ông Trần Trọng Dũng, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam và Belarus đã có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sâu sắc. Việc ký kết giữa hai tổ chức hội dựa trên nền tảng hợp tác sâu rộng của hai nước, nhất là quan hệ chính trị – ngoại giao, đặc biệt hơn khi cũng là dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1992 – 2022).

Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng (phải) và ông Andrei Kryvasheyeu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổ chức xã hội Hội nhà báo Belarus ký kết bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực báo chí
thuận văn

Ông Trần Trọng Dũng cho biết hiện Hội Nhà báo Việt Nam có trên 20.000 hội viên trong tổng số 45.000 người làm báo. Mỗi tỉnh, thành phố tại Việt Nam đều có một hội nhà báo trực thuộc. Trong đó, Hội Nhà báo TP.HCM là hội lớn nhất với khoảng 1.400 hội viên. Thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí của Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ song phương với các cơ quan báo chí của Belarus.

Tuy nhiên đây là lần đầu tiên hai bên có thỏa thuận hợp tác báo chí chính thức. “Điều này rất quan trọng, tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo Belarus, mở ra nhiều cơ hội học tập, chia sẻ”, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng (thứ ba từ phải sang) và ông Andrei Kryvasheyeu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổ chức xã hội Hội nhà báo Belarus (thứ tư từ phải sang) cùng các đại biểu chứng kiến lễ ký kết bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực báo chí
thanh vũ

Ông Andrei Kryvasheyeu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổ chức xã hội Hội Nhà báo Belarus cho hay, việc ký kết hợp tác không chỉ tăng cường trao đổi hợp tác nghiệp vụ mà còn trên nhiều lĩnh vực khác trong đời sống báo chí.

Theo ông Andrei Kryvasheyeu, thời gian tới, hai nước sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi cấp cao. Việc hợp tác lần này sẽ là tiền đề, tạo điều kiện để hai bên chia sẻ thông tin lẫn nhau, thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn, góp phần nâng cao hơn nữa hoạt động nghề nghiệp giữa các nhà báo Việt Nam và Belarus.

Theo nội dung hợp tác, hằng năm, Hội Nhà báo Việt Nam và Tổ chức xã hội Hội Nhà báo Belarus sẽ triển khai các chuyến thăm, làm việc, trao đổi đoàn nhà báo sang học tập, chia sẻ kinh nghiệm báo chí theo nguyên tắc đối đẳng; tổ chức các khóa thực tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ báo chí cho các nhà báo Belarus tại Việt Nam và các nhà báo Việt Nam tại Belarus để nghiên cứu và hỗ trợ phát triển truyền thông.

Hai bên thống nhất tăng cường hợp tác, tổ chức và tham gia các sự kiện báo chí như các diễn đàn truyền thông, hội thảo, họp mặt thường niên, sự kiện trọng thể… phù hợp các mục tiêu theo điều lệ của hai bên; tạo điều kiện hỗ trợ các cơ quan truyền thông ở Belarus và Việt Nam trong việc ký kết các thỏa thuận song phương trực tiếp về trao đổi và hợp tác sản xuất nội dung.

Nguyễn Thu Ngân

Gặp gỡ các tác giả đoạt giải cuộc thi thực hiện sản phẩm và viết cảm nhận “Tôi yêu Bình Dương”

0

Xuất phát từ những cảm xúc khi xem chương trình “Tôi yêu Bình Dương” trên các nền tảng số của Báo Bình Dương, hàng trăm độc giả gần xa đã tham gia cuộc thi thực hiện sản phẩm và viết cảm nhận “Tôi yêu Bình Dương”. Phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc gặp gỡ, lắng nghe những chia sẻ của các tác giả đoạt giải tại cuộc thi ý nghĩa này trong lễ trao giải.

• TÁC GIẢ HOÀNG ĐỨC THUẬN (CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA, ĐOẠT GIẢI NHẤT HẠNG MỤC VIẾT CẢM NHẬN): Kỷ niệm dưới tán rừng cao su

Biết đến cuộc thi thông qua một phóng viên của Báo Bình Dương, qua những chia sẻ chân tình của anh phóng viên này, anh đã xem nhiều tập phim của chương trình “Tôi yêu Bình Dương” và thật sự xúc động với những hình ảnh đẹp của quê hương mình. Sau khi xem, anh đã chắt chiu 1.000 từ để viết lên những cảm nhận về chương trình và những kỷ niệm từ thời thơ ấu của mình. Đó là kỷ niệm với mẹ trong rừng cao su, có tiếng tách tách của trái cao su nổ rất vui tai.

Với Đức Thuận, Bình Dương là nơi hội tụ giữa tình đất tình người. Bình Dương còn có sự hào sảng, năng động trong từng cách cư xử, cách sống của mỗi con người. Là người con sinh ra và lớn lên ở Bình Dương, gắn bó với nghề cao su thời gian lâu nên anh rất mong muốn chương trình sẽ đa dạng, phong phú hơn với những tập phim về đất và người làm cao su ở Bình Dương.

Anh chia sẻ: “Cuộc thi là một sân chơi rất ý nghĩa, vì đã tạo điều kiện cho những người sinh ra và lớn lên ở Bình Dương và đến Bình Dương lập nghiệp được bày tỏ sự biết ơn khi đón nhận những ân tình từ “đất và người Bình Dương”. Đúng như câu thơ được phổ nhạc của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ “Bình Dương nơi mẹ sanh ta… cho đất gọi ân tình… cho đời ta thêm gắn bó với quê mình Bình Dương…”.

• ÔNG NGUYỄN QUANG VINH (CHI HỘI TRƯỞNG CHI HỘI CỰU CHIẾN BINH KHU PHỐ 5, PHƯỜNG PHÚ LỢI, TP.THỦ DẦU MỘT, ĐOẠT GIẢI KHUYẾN KHÍCH HẠNG MỤC VIẾT BÀI CẢM NHẬN): Mong muốn giới thiệu thêm nhiều địa chỉ đỏ

Tuy không sinh ra và lớn lên ở Bình Dương, nhưng ông Nguyễn Quang Vinh luôn có một tình cảm rất đặc biệt với vùng “đất lành chim đậu” này. Đó cũng là động lực thôi thúc ông viết bài cảm nhận tham gia cuộc thi. Với người cựu chiến binh này, nhiều người nói rằng Bình Dương là một vùng đất lành, những người sống lâu ở đây thấy rằng nó lành, mà người phương xa mới đến cũng vẫn dễ có cảm giác ấy. Bình Dương lành, lành từ người cho tới đất. Ngày nay, Bình Dương đang chuyển mình mạnh mẽ và nhanh chóng từng ngày một trở thành vùng đất mang dáng vẻ hiện đại với những con đường rộng thênh thang, những tòa nhà cao ngất trời, những khu công nghiệp hiện đại thu hút sự chú ý của cả nước. Hy vọng rằng, các bạn trẻ sẽ năng động hơn, phát huy và viết tiếp những trang sử mới, góp sức xây dựng Bình Dương ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn.

Ông cũng mong muốn thời gian tới, chương trình “Tôi yêu Bình Dương” cần có thêm nhiều tập phim giới thiệu những địa chỉ đỏ, những con người làm nên lịch sử để mọi người hiểu rõ hơn và thêm yêu Bình Dương nhiều hơn để từ đó ra sức phấn đấu, rèn luyện và học tập, cống hiến, chung tay vào sự nghiệp phát triển của Bình Dương trong tương lai.

• LÊ TÂM TRANG (PHÓNG VIÊN BÁO BÌNH DƯƠNG, ĐỒNG ĐOẠT GIẢI VIDEO CLIP CÓ CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT): Rất vui vì đã góp thêm một sản phẩm quảng bá về Bình Dương

Sau hôm đi công tác với đoàn Champasak (Lào), Tâm Trang bắt đầu nuôi dưỡng ý tưởng làm video clip dự thi mang thương hiệu của Báo Bình Dương để quảng bá du lịch, đất nước, con người Bình Dương đến bạn bè trong và ngoài nước. Bằng cách tiếp cận mới lạ, sử dụng 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, Tâm Trang đã mượn người nước ngoài dẫn chuyện và một người nước ngoài làm nhân vật trải nghiệm về những điểm đến nổi tiếng của Bình Dương.

Để có tác phẩm ưng ý tham gia cuộc thi, Tâm Trang đã sửa kịch bản 3 lần và quay hình tại 16 bối cảnh… Với cô phóng viên vừa đoạt danh hiệu “Cây bút xuất sắc” năm 2022 của Báo Bình Dương này, dù tác nghiệp rất khổ cực cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện nắng mưa thất thường, di chuyển ở nhiều địa điểm (chợ Thủ Dầu Một, bến phà, chùa Hội Khánh, chùa Bà Thiên Hậu, Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường…), nhưng khi nhìn lại tác phẩm thì thực sự rất vui vì đã góp thêm một sản phẩm quảng bá về Bình Dương. Vui nhất là sản phẩm được trình chiếu trong lễ trao giải và được nhiều người đón nhận, yêu thích.

Sau thời gian phát động, cuộc thi thực hiện sản phẩm và viết cảm nhận “Tôi yêu Bình Dương” đã có sức lan tỏa lớn với số lượng tác phẩm dự thi ấn tượng. Tính đến hết ngày 25- 11, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 789 tác phẩm dự thi. Trong đó có 714 bài viết cảm nhận và 75 video clip chất lượng từ các tổ chức, đoàn thể, địa phương, trường học, các cá nhân trong tỉnh. Kết quả, Ban Tổ chức đã trao 23 giải thưởng. Trong đó, tác giả Hoàng Đức Thuận (Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa) đã xuất sắc đoạt giải nhất hạng mục viết bài cảm nhận. Giải video clip có chất lượng tốt nhất thuộc về tác giả Tâm Trang với tác phẩm “Bình Dương trong mắt tôi” và nhóm tác giả Hải Đăng – Quỳnh Anh với tác phẩm “Trăm năm vang vọng một tiếng còi”.

THỤC VĂN

Cuộc thi thực hiện sản phẩm và viết cảm nhận “Tôi yêu Bình Dương”: Góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh đất và người Bình Dương

0

Từ những trải nghiệm đầy thú vị trên các nền tảng số, độc giả gần xa đã dành nhiều sự yêu thích với các sản phẩm số trong thời đại 4.0 hiện nay của Báo Bình Dương. Cùng với những trải nghiệm thực tế của bản thân và từ nền tảng chương trình “Tôi yêu Bình Dương”, hàng ngàn tác giả đã tham gia cuộc thi thực hiện sản phẩm và viết cảm nhận “Tôi yêu Bình Dương”; qua đó thể hiện tình cảm và góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Bình Dương.

 Với sự hỗ trợ tích cực từ truyền thông đa dạng trên các nền tảng số, cuộc thi đã đón nhận sự tham gia hào hứng và đông đảo của nhiều đối tượng độc giả

 Góp những câu chuyện hay

Sau khi phát động, cuộc thi đã được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia. Không phân biệt lứa tuổi, trong hay nước ngoài…, tất cả đều tham gia với tinh thần đầy hào hứng. Anh Võ Văn Tiến, P.V Đài Truyền thanh TP.Thuận An cũng không ngoại lệ. Anh Tiến đến Bình Dương lập nghiệp từ năm 2008, đến nay gần 15 năm và xem nơi đây như quê hương thứ hai của mình.

Anh Tiến cho biết: “Dù không phải là nơi tôi sinh ra, nhưng Bình Dương là nơi thực hiện ước mơ của mình. Đồng cảm với những khó khăn của những trẻ em từ khắp mọi miền đất nước theo cha mẹ đến Bình Dương lập nghiệp, tôi quyết định làm video clip về lớp học tình thương, với thông điệp dù bạn thế nào, người Bình Dương vẫn dang rộng vòng tay nâng niu, giúp đỡ bạn. Hãy sống và cống hiến cho Bình Dương, góp phần xây dựng Bình Dương – quê hương thứ hai ngày càng giàu đẹp. Cảm ơn Bình Dương!”.

Với bà Hạ Thị Cẩm Thúy (Chi hội Phụ nữ khu phố 7, phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một) thì nhờ công tác truyền thông của Báo Bình Dương rất đa dạng trên các nền tảng mạng xã hội nên người dân dễ tiếp cận và dễ chia sẻ các sản phẩm của báo với bạn bè khắp nơi. Chương trình “Tôi yêu Bình Dương” đã khơi gợi nhiều kỷ niệm rất đẹp thời thanh xuân và tôi đã viết những cảm nhận ấy để tham gia cuộc thi với hy vọng chương trình sẽ ngày càng hay hơn, được lan tỏa nhiều hơn để có thêm nhiều người yêu Bình Dương, có thêm nhiều người viết tiếp những trang sử hào hùng trong quá trình dựng xây Bình Dương vươn tầm, sánh vai với bạn bè quốc tế.

Chia sẻ với chúng tôi về sự hứng khởi trong quá trình thực hiện sản phẩm tham gia cuộc thi, bạn Vũ Trân Nguyên Hạ (sinh viên năm 2 ngành truyền thông đa phương tiện, Đại học Thủ Dầu Một), cho biết thật sự rất vui khi vừa có thêm một lần trải nghiệm tham quan chùa Hội Khánh, vừa có thể quảng bá, chia sẻ với mọi người về ngôi chùa rất nổi tiếng của Bình Dương. Khi bước vào chùa, Nguyên Hạ và Hoàng Quỳnh Anh (sinh viên năm 2 cùng ngành) dễ dàng cảm nhận được sự linh thiêng, trầm mặc và bình yên ở đây. Hai bạn cũng hy vọng cuộc thi sẽ tiếp tục được tổ chức để cả hai có thêm thời gian thực hiện nhiều sản phẩm ý nghĩa và hay hơn.

Muốn tham gia lần nữa

Bên cạnh sự hưởng ứng nhiệt tình và đầy hào hứng của nhiều độc giả gần xa, nhiều người đã bày tỏ sự mong muốn cuộc thi tiếp tục kéo dài thêm thời gian nhận tác phẩm hoặc sẽ tổ chức thêm lần nữa để có thêm cơ hội tham gia, góp thêm nhiều sản phẩm ấn tượng và độc đáo hơn.

Anh Nguyễn Văn Thái (công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, TP.Dĩ An), cho biết mặc dù rất yêu thích chương trình “Tôi yêu Bình Dương” và có rất nhiều cảm xúc với mỗi tập phát sóng, nhưng do tranh thủ tăng ca để hoàn thành các đơn hàng cuối năm nên anh chưa đầu tư nhiều cho bài viết cảm nhận tham gia cuộc thi. “Nếu cuộc thi được phát động dài hơi hơn thì tôi tin chắc rằng sẽ có thêm nhiều người tham gia hơn và bản thân tôi sẽ vừa viết, vừa thực hiện video clip để chia sẻ cách trải nghiệm theo chất riêng của mình, góp thêm sự phong phú cho cuộc thi”, anh Thái nói thêm.

Theo bà Phan Nguyễn Quỳnh Anh (Trưởng phòng Truyền thông trường Đại học Thủ Dầu Một), sau khi nhận được thông báo về thể lệ cuộc thi, trường đã triển khai đến các giảng viên và sinh viên toàn trường. Tất cả đều rất yêu thích chương trình “Tôi yêu Bình Dương” và mong muốn được chia sẻ những cảm nhận của mình. Nhưng do thời điểm này, thầy và trò của trường đều bận rộn với việc dạy và học nên số lượng tham gia chưa nhiều. Hy vọng, trong lần tổ chức tiếp theo, thời hạn phát động cuộc thi sẽ dài hơn để trường có thể quy tụ thêm nhiều đối tượng tham gia, với số lượng và chất lượng tốt hơn.

Theo Ban Tổ chức cuộc thi, tuy phát động trong thời gian ngắn nhưng cuộc thi đã được các tổ chức, đoàn thể, địa phương, trường học, các cá nhân trong và ngoài tỉnh hưởng ứng và tham gia rất nhiệt tình. Qua quá trình thẩm định chất lượng tác phẩm, dễ dàng nhận thấy đây là những tình yêu của độc giả dành cho “đất và người Bình Dương”. Ban Tổ chức cuộc thi rất trân trọng và ghi nhận sự mong muốn chung tay góp sức quảng bá hình ảnh đất và người Bình Dương hội tụ, năng động, nghĩa tình của các tác giả tham gia cuộc thi.

 THỤC VĂN

Tăng cường tập hợp, đoàn kết rộng rãi những người làm báo trên địa bàn Đồng Nai

0

hát biểu chỉ đạo tại Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng đề nghị cần tạo sự gắn kết giữa tổ chức Hội với cơ quan báo chí tỉnh và cơ quan báo chí Trung ương, địa phương đóng trên địa bàn, nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi những người làm báo.

Quang cảnh Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai lần thứ X.
Quang cảnh Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai lần thứ X.

Trong 2 ngày 28 và 29/11, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai tổ chức Đại hội lần thứ X (nhiệm kỳ 2022-2027).

Các đồng chí: Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hồ Thanh Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai; Cao Tiến Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Đồng Nai đã đến dự.

Hiện, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai có 254 hội viên công tác, sinh hoạt tại các đơn vị, chi hội, gồm: Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh-Truyền hình Đồng Nai, Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai, Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh và 11 trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện.

Tăng cường tập hợp, đoàn kết rộng rãi những người làm báo trên địa bàn Đồng Nai ảnh 1
Đồng chí Trần Trọng Dũng chúc mừng Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai khóa X.

Nhiệm kỳ qua, hoạt động Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan báo chí đã có nhiều đổi mới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương. Nhiều nhà báo đạt giải thưởng cao tại Giải báo chí quốc gia và các bộ, ngành tổ chức. Cùng hoạt động chuyên môn, các chi hội và hội viên đã tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao, từ thiện xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Hội và hoạt động của một số cơ quan báo chí trong tỉnh cũng còn một số hạn chế, như: nội dung, hình thức tin, bài, chuyên mục của một số hội viên, nhà báo còn chậm đổi mới; ý thức đào tạo, tự đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực làm báo đa phương tiện của một bộ phận cán bộ, phóng viên chưa cao.

Tăng cường tập hợp, đoàn kết rộng rãi những người làm báo trên địa bàn Đồng Nai ảnh 2
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai Hồ Thanh Sơn phát biểu tại Đại hội.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai Hồ Thanh Sơn biểu dương những kết quả mà Hội Nhà báo tỉnh đã đạt được trong nhiệm kỳ. Đồng thời, cũng chỉ ra những hạn chế, thiếu sót về tổ chức và thực hiện nhiệm vụ chính trị được cấp ủy, chính quyền tỉnh giao.

Đồng chí Hồ Thanh Sơn đề nghị, trong nhiệm kỳ mới, cùng với thường xuyên trau dồi về bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ làm báo, hội viên Hội Nhà báo tỉnh cần phải tự học hỏi, nghiên cứu để theo kịp với sự phát triển báo chí hiện đại.

Cùng với đó, các cơ quan báo chí, hội viên thực hiện nghiêm tôn chỉ, mục đích và những quy định đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo.

Tăng cường tập hợp, đoàn kết rộng rãi những người làm báo trên địa bàn Đồng Nai ảnh 3
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng phát biểu tại Đại hội.

Một trong những nội dung được Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng nhấn mạnh trong phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đó là: Địa bàn Đồng Nai có nhiều phóng viên các cơ quan báo chí hoạt động nên Hội Nhà báo tỉnh cần quan tâm tổ chức thực hiện tốt quy định của Hội Nhà báo Việt Nam về sinh hoạt các phóng viên thường trú.

Qua đó, tạo sự gắn kết giữa tổ chức hội với cơ quan báo chí tỉnh và cơ quan báo chí trung ương, địa phương đóng trên địa bàn, nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi những người làm báo.

Tăng cường tập hợp, đoàn kết rộng rãi những người làm báo trên địa bàn Đồng Nai ảnh 4
Đồng chí Hồ Thanh Sơn tặng Đại hội bức trướng của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai.

Ngoài ra, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai cần chủ động phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin để các cơ quan báo chí thông tin khách quan, chính xác, kịp thời về tình hình của tỉnh, nhất là các vấn đề nhạy cảm, nổi cộm, bức xúc trên tinh thần xây dựng và cầu thị, hướng tới mục tiêu chung xây dựng Đồng Nai ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai khóa X (nhiệm kỳ 2022-2027).

Nhà báo Trần Nam Đông, Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình Đồng Nai được Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai; 2 nhà báo Hồ Văn Chừng và Đào Văn Tuấn được bầu giữ chức Phó Chủ tịch.

THIÊN VƯƠNG

Tổ chức Hội thi “Tiếng hát người làm báo” với chủ đề “Âm vang vọng cổ”

0

Hội thi “Tiếng hát người làm báo” với chủ đề “Âm vang vọng cổ” nhằm góp phần vào việc bảo tồn, duy trì nghệ thuật cải lương của vùng đất Nam Bộ.

Sáng 20/10, sự kiện họp báo khởi động hội thi “Tiếng hát người làm báo” với chủ đề “Âm vang vọng cổ” khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ đã diễn ra tại TPHCM. Chương trình do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM (VOH) tổ chức.

Đây là hội thi ca cổ đầu tiên trên cả nước dành riêng cho đối tượng là những người làm báo.

Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Trọng Dũng – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM cho biết mục đích của hội thi nhằm góp phần vào việc bảo tồn và duy trì nghệ thuật cải lương đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đồng thời tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí, nhà báo thuộc 20 Hội Nhà báo khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

Ông Trần Trọng Dũng phát biểu

“Không chỉ làm nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, là những người con của Nam Bộ – cái nôi của đờn ca tài tử, những người làm báo các tỉnh, thành phố khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ cũng luôn yêu thích môn nghệ thuật này”, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nói.

Hội đồng giám khảo của hội thi gồm NSƯT Huỳnh Khải, nghệ sĩ Thanh Hằng, Đào Vũ Thanh.

Đây đều là những nghệ sĩ có uy tín, kinh nghiệm trong nghề và dành nhiều thời gian cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương trong giới trẻ tiếp nối.

Các thành viên hội đồng giám khảo đến với hội thi không chỉ để chấm điểm cho thí sinh, mà chính sự tâm huyết với cái nghiệp trong nghề, các vị giám khảo đã góp ý, hỗ trợ về kỹ thuật và nghệ thuật biểu diễn, cũng như tiếp thêm sức mạnh niềm tin cho các thí sinh nhà báo, góp phần cho phong trào ca cổ phổ biến sâu rộng trong đội ngũ những người làm báo, tạo nét đẹp văn hóa trong phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí“ do Hội nhà báo Việt Nam phát động và các cấp hội đang tích cực thực hiện.

Nghệ sĩ Thanh Hằng phát biểu

Nghệ sĩ Thanh Hằng chia sẻ: “Tôi hãnh diện và hồi hộp chờ ngày diễn ra hội thi để lắng nghe tiếng hát của quý nhà báo. Hội thi có ý nghĩa đặc biệt là bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử của dân tộc. Chúc hội thi sẽ tổ chức được nhiều mùa trong những năm tới”.

Hội thi được tổ chức với quy mô sơ tuyển trên khắp các tỉnh, thành khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ. Vòng sơ khảo diễn ra từ ngày 21/10. Thí sinh hát một bài tân cổ tự chọn 4 câu, nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước và báo chí cách mạng.

Đêm chung kết và trao giải hội thi sẽ được tổ chức tại Bạc Liêu vào ngày 26/11.

Hoài Giang

Chung kết Hội thi Tiếng hát Người làm báo Khu vực miền Đông và Tây Nam bộ năm 2022

0

Tối 25/11/2022, tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu đã diễn ra vòng chung kết xếp hạng Hội thi Tiếng hát Người làm báo năm 2022 khu vực miền Đông và Tây Nam bộ với chủ đề “Âm vang vọng cổ”.

Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Bạc Liêu cùng Ban tổ chức Hội thi trao giải  Nhất cho thí sinh Phạm Thị Cẩm Nguyên, Chi hội nhà báo Đài PTTH Hậu Giang, Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang. Ảnh_ Ái Linh

Đến dự có các đồng chí: Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, phụ trách phía Nam, Trưởng ban Tổ chức; Lê Công Đồng, Giám đốc Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Bạc Liêu; Phan Như Nguyện, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu; Phan Thanh Duy, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Bạc Liêu cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo Hội Nhà báo các tỉnh, thành khu vực miền Đông – Tây Nam bộ và các phóng viên báo, đài của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Đây cũng là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện ngày Hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ Hoài Lang năm 2022. Hội thi do Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH) phối hợp tổ chức nhằm tạo cơ hộđể các nhà báo yêu mến bộ môn nghệ thuật truyền thống cải lương giao lưu, học hỏi và phát huy sở trường của mình.

Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Hội thi_Ảnh: Thế Lực

Qua 3 vòng bán kết tại Bắc sông Hậu, Nam sông Hậu, khu vực Đông Nam Bộ và TP.Hồ Chí Minh đã có 7 tiết mục xuất sắc của các thí sinh là những người làm báo tại các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hậu Giang,… được chọn vào vòng chung kết xếp hạng.

Phát biểu khai mạc vòng chung kết, nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nhấn mạnh, Hội thi Tiếng hát Người làm báo với chủ đề “Âm vang vọng cổ” là cuộc thi ca cổ đầu tiên trên cả nước dành riêng cho đối tượng là những người làm báo, góp phần vào việc bảo tồn và duy trì nghệ thuật cải lương đặc trưng của vùng đất Nam bộ. Hội thi cũng là dịp để các Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí, những nhà báo thuộc 20 Hội Nhà báo khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ có dịp gặp gỡ, giao lưu. Các thành viên hội đồng giám khảo đến với Hội thi không chỉ để chấm điểm cho thí sinh mà chính sự tâm huyết với nghề, các vị giám khảo đã góp ý, hỗ trợ về kỹ thuật và nghệ thuật biểu diễn cũng như tiếp thêm niềm tin cho các thí sinh nhà báo để góp phần cho phong trào ca cổ phổ biến sâu rộng trong đội ngũ những người làm báo, tạo nét đẹp văn hóa của phong trào thi đua “xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí” do Hội Nhà báo Việt Nam phát động và các cấp Hội đang tích cực thực hiện.

Ban tổ chức tặng hoa và quà lưu niệm cho lãnh đạo tỉnh, Sở Thông tin -Truyền thông tỉnh Bạc Liêu_Ảnh: Ngọc Bích

Kết quả tại vòng chung kết xếp hạng:

Giải nhất: Thí sinh: Phạm Thị Cẩm Nguyên, Chi hội nhà báo Đài PTTH Hậu Giang, Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang, tiết mục dự thi “Bông bồn bồn rụng trắng” tác giả Trúc Linh.

Giải nhì: Thí sinh: Lê Hải Đăng, Chi hội nhà báo Đài PTTH Bến Tre, Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre, tiết mục dự thi “Cây dừa nước mồ côi” tác giả Trần Việt Liêm; Thí sinh: Lê Thái, Chi hội nhà báo Đài PTTH Bạc Liêu, Hội Nhà  báo  tỉnh Bạc Liêu, tiết mục dự thi: “Biển cạn”, tác giả Ngô Hồng Khanh.

Giải ba: Thí sinh: Nguyễn Thanh Lam, Huỳnh Thị Thu Thảo, Chi hội nhà báo Đài PTTH Đồng Tháp, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp, tiết mục dự thi: Chuyện hoa sen, tác giả Thanh Bình; Thí sinh: Trần Thị Cẩm Thuý, Chi hội nhà  báo Đài PTTH Bình Dương, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương, tiết mục dự thi “Ngòi bút nở hoa” tác giả Song Châu; Thí sinh: Nguyễn Thị Diệu Hiền và Nguyễn Thị Cúc, Chi hội nhà báo Báo Phụ nữ, Hội Nhà báo TP.HCM, tiết mục dự thi “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”, nhạc: Xuân Hồng, lời Cổ: CSG NSND Viễn Châu.

Giải khuyến khích: Thí sinh: Nguyễn Thị Cúc,  Chi hội nhà báo Báo Phụ nữ, Hội Nhà báo TP.HCM; Thí sinh: Nguyễn Thanh Bình, Chi hội nhà báo Đài truyền hình TP.HCM, Hội Nhà báo TP.HCM; Thí sinh: Nguyễn Ngọc Thanh, Chi hội nhà báo Đài PTTH Tiền Giang, Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang; Thí sinh: Nguyễn Hữu Huynh, Chi hội nhà báo Báo An Giang, Hội Nhà báo Tỉnh An Giang.

Ban Tổ chức trân trọng cảm ơn các đơn vị, doanh nghiệp đã đồng hành cùng Hội thi Tiếng hát Người làm báo trong vòng thi bán kết và chung kết, gồm: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ (FSI), Công ty May Thêu Giày An Phước, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank), PNC Healthcare,  Công ty hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines).

Ban tổ chức tặng hoa cho các nhà tài trợ đồng hành cùng Hội thi_Ảnh: Ngọc Bích

Nguyễn Thế

Định vị văn hóa báo chí

0

Các cơ quan báo chí ở Quảng Nam đã tự định vị giá trị và xây dựng môi trường văn hóa trong quá trình hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” (Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng). Ngoài sự nỗ lực tự định vị của mỗi cơ quan báo chí và mỗi người làm báo, rất cần cộng đồng trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc kiến tạo không gian văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa đối với hoạt động báo chí.

 
Mỗi cơ quan báo chí trong tỉnh xây dựng môi trường văn hóa theo đặc thù của đơn vị mình, góp phần vào sự môi trường văn hóa, báo chí lành mạnh của tỉnh.

Nhà báo Nguyễn Hữu Đổng, Phó Tổng Biên tập Báo Quảng Nam chia sẻ  “trải nghiệm” của Báo Quảng Nam trong việc xây dựng môi trường văn hóa: Nhiều năm qua, Báo Quảng Nam chú trọng xây dựng cơ quan văn hóa và văn hóa người làm báo với các quy chế, quy định cụ thể, trong đó có quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Quảng Nam.

Quy định này nêu các nội dung tiêu chuẩn đạo đức đặc thù trong các mối quan hệ công tác của cán bộ Báo Quảng Nam đối với lãnh đạo tỉnh; các sở ban ngành, địa phương, doanh nghiệp; với người cung cấp tin và tiếp công dân; với đồng nghiệp nhà báo ngoài cơ quan; với cộng tác viên…

Nhà báo Nguyễn Hải, Thư ký Chi hội nhà báo Đài PT-TH Quảng Nam cho rằng, trong thời công nghệ 4.0, có trình độ hiểu biết ở nhiều lĩnh vực, kỹ năng làm báo đa dạng, phương thức tác nghiệp sáng tạo, linh hoạt là yêu cầu tất yếu đối với nhà báo, nhưng điều quan trọng cần có ở nhà báo là tinh thần làm việc chăm chỉ, nhiệt huyết, yêu nghề và dám dấn thân, bám sát cơ sở, lăn lộn với thực tiễn để có những tác phẩm hay, trung thực, mang hơi thở cuộc sống và phải luôn giữ gìn phẩm giá, tư cách trước những cám dỗ… Có như vậy mới có những tác phẩm báo chí tốt, được công chúng đón nhận. Thực tế thời gian qua, các phóng viên, nhà báo của Đài PT-TH Quảng Nam đã làm được điều đó.   

Đề cao yếu tố văn hóa trong hoạt động nghề nghiệp của Tạp chí Đất Quảng, nhà báo Phan Chín, Tổng Biên tập Tạp chí Đất Quảng cho rằng: Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng; thực hiện đúng các quy định của pháp luật; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích cũng là hành vi văn hóa và là nền tảng để xây đựng, phát huy yếu tố văn hóa trong toàn bộ hoạt động.


 
Bên cạnh những thành tựu, nhiều nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí trăn trở với những hạn chế trong hoạt động báo chí hiện này trên cả nước. Trong đó có tình trạng xa rời tôn chỉ và biểu hiện thương mại hóa báo chí; một số cơ quan báo chí, phóng viên, người làm báo chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, sứ mệnh của người làm báo trong gìn giữ, xây dựng và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp; thậm chí có dấu hiệu lệch chuẩn, lạc chuẩn văn hóa… Những việc này đã tạo ra hệ lụy khó lường.

Ông Võ Văn Thơ, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam thẳng thắn nêu những vấn đề “nóng”, những hạn chế trong hoạt động báo chí hiện nay dưới góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cũng như những ảnh hưởng của việc này đến công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, địa phương và sự phát triển của xã hội.

Ông Võ Văn Thơ đề xuất: Để quản lý báo chí trong thời 4.0, cần “bắt nhịp” cuộc đua công nghệ; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực quản lý truyền thông trong thời đại mới; phải nhìn thấy vai trò và xu hướng phát triển báo chí, hỗ trợ cơ quan báo chí trong chuyển đổi số…

Theo nhà báo Phan Tấn Nguyên (Báo Nhân Dân), đạo đức là cái gốc của văn hóa. Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí phải bắt đầu từ con người, từ mỗi nhà báo và muốn xây dựng cơ quan báo chí văn hóa, phải quyết liệt thực hiện quy hoạch báo chí. Những tiêu cực, hạn chế của báo chí xảy ra trong thời gian qua như đánh hội đồng, “làm tiền” tổ chức, doanh nghiệp… có nguyên nhân từ cơ quan báo chí như sử dụng cộng tác viên “thời vụ”, từ áp lực làm kinh tế báo chí, khiến hình ảnh nhà báo xấu xí trong mắt bạn đọc.

Nhà báo Ngô Văn Hùng, Chủ nhiệm CLB Nhà báo cao tuổi cho rằng, để xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí, cần đánh giá đúng thuận lợi và khó khăn của báo chí trong thời kỳ chuyển đổi số. Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí trọng tâm là xây dựng con người làm báo có văn hóa, có “mắt sáng – lòng trong – bút sắc” như lời cố nhà báo lão thành Hữu Thọ, là xây dựng tốt các mối quan hệ với đồng nghiệp, với bên ngoài, với bạn đọc. Sản phẩm báo chí được bạn đọc đánh giá cao là thành công của cơ quan báo chí và người làm báo.

Nhà báo Lê Văn Nhi, Chủ tịch Hội Nhà báo Quảng Nam, Tổng Biên tập Báo Quảng Nam đề cao tầm quan trọng và sự cần thiết xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí và văn hóa của người làm báo. Tuy nhiên, việc này không chỉ từ sự nỗ lực của mỗi cơ quan báo chí và mỗi người làm báo mà cần sự chung sức của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, truyền thông; cơ quan chủ quản các cơ quan báo chí; người phát ngôn; cơ quan quản lý báo chí; các sở ban ngành, địa phương.

Ông Nguyễn Như Công, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, người phát ngôn của UBND tỉnh nhìn nhận trách nhiệm của người phát ngôn trong việc tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động, góp phần cung cấp thông tin toàn diện, kịp thời về tình hình Quảng Nam. “Phải chủ động thực hiện công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí bảo đảm chính xác, nhanh, kịp thời, đúng quy định. Tận dụng tốt tất cả hình thức để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” –  ông Nguyễn Như Công nói.

Ở khía cạnh khác, nhà báo Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Đài PT-TH Quảng Nam cho rằng, tập trung xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, tổ chức quy trình chuyên môn nghiệp vụ một cách bài bản, chuyên nghiệp cũng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng cơ quan báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại và những năm qua, Đài PT-TH Quảng Nam đã nỗ lực thực hiện những nội dung này.

Ông Nguyễn Hữu Sáng đề nghị: Để phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí và những người làm báo tỉnh Quảng Nam cần nhận thức sâu sắc và hưởng ứng tích cực phong trào bằng những hành động cụ thể.

Đồng thời tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo và quản lý nhà nước đối với báo chí; tập trung xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”; chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong cơ quan báo chí và người làm báo.

Nguồn: Báo Quảng Nam

Tọa đàm “Nâng cao chất lượng báo chí địa phương trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”

Chiều ngày 04/11/2022, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng báo chí địa phương trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”.
 

Đại biểu tại buổi tọa đàm.
 

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ, báo chí đã tạo ra một khí thế sôi nổi, lan tỏa, tạo động lực cho toàn xã hội trong việc tham gia vào các nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước. Trong đó, có nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thực tế cho thấy, báo chí Trung ương mạnh về nền tảng lý luận, tích cực thông tin sâu sắc về mảng nội dung nghiên cứu chính trị; phân tích, khẳng định tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh,…Trong khi báo chí địa phương với đặc trưng khác biệt về địa lý, dân cư, văn hóa, vùng miền lại có những phương pháp, cách làm riêng trong đấu tranh, ngăn chặn các đối tượng chống phá, thù địch, nhất là đối với các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. Với lợi thế thông thạo và bám sát địa bàn, báo chí sở tại luôn là những người nhanh chóng phát hiện vấn đề, kịp thời xử lý những điểm nóng, gióng hồi chuông cảnh báo, đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn các quan điểm sai trái, phản bác các thế lực thù địch, góp phần tạo sự ổn định chính trị của mình.

Tại buổi tọa đàm, đại diện Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố phía Nam đã tích cực tham luận, đóng góp ý kiến và làm rõ các vấn đề liên quan đến vai trò của báo chí, truyền thông trong việc nhận diện đúng đối tượng, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và phản bác những quan điểm sai trái, góp phần định hướng dư luận, bảo vệ Đảng và Nhà nước; hoạt động thực tế, yêu cầu đặt ra trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đối với báo chí địa phương hiện nay; những đặc thù trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của mỗi địa phương với các yếu tố địa chính trị khác nhau, các vấn đề dân tộc, tôn giáo, văn hóa vùng miền riêng biệt; các kết quả đạt được, nhận diện những khó khăn, thách thức nảy sinh trong thực tiễn đấu tranh; bài học kinh nghiệm, giải pháp thiết thực giúp nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền trên báo chí về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; nâng cao phẩm chất chính trị, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ những người làm công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đào tạo, rèn luyện lực lượng tham gia đấu tranh phản bác trong tình hình mới; xây dựng cơ chế, chính sách thỏa đáng để động viên, khích lệ đội ngũ nhà báo chuyên tâm với nghề, luôn giữ vững phẩm chất, đạo đức người làm báo cách mạng,…
 

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi phát biểu tại buổi tọa đàm.
 

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một đề tài khó. Nhà báo viết về đề tài này cần có trình độ nghiệp vụ chắc chắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lòng trung thành với Đảng, trách nhiệm với Tổ quốc. Công tác đấu tranh của các cơ quan báo chí cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, có sự phối hợp bài bản, nhuần nhuyễn giữa các cơ quan báo chí với nhau và với các cơ quan quản lý, có sự định hướng xuyên suốt của cơ quan chỉ đạo. Tọa đàm ngày hôm nay là cơ hội để đội ngũ những người làm báo trao đổi kinh nghiệm, cách làm, cùng nhau tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, thảo luận những giải pháp cụ thể, khả thi, giúp báo chí địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Đồng thời, tọa đàm còn có ý nghĩa quan trọng đối với các cấp Hội Nhà báo Việt Nam trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

‘Chuyển đổi số báo chí là xu hướng tất yếu’

0

Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông cho rằng chuyển đổi số báo chí là xu hướng tất yếu trong sự cạnh tranh ngày càng lớn với các nền tảng mạng xã hội.

Tại hội thảo báo chí quốc tế “Quản trị tòa soạn báo chí số: lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm tại khu vực ASEAN” ngày 7/12, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng cơ quan báo chí của các nước ASEAN đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Trong thế giới có sự cộng sinh của tin thật – giả và xu hướng phức tạp khác trên không gian mạng, cơ quan báo chí phải chuyển đổi số mạnh mẽ, gắn bó mật thiết với sự phát triển công nghệ và thói quen mới của người đọc.

Theo Thứ trưởng Lâm, Việt Nam hiện nay có hơn 800 cơ quan thông tấn, báo chí với gần một triệu tin tức, sản phẩm truyền thông được phát lên mạng mỗi ngày. Quy mô của kinh tế truyền thông ở Việt Nam qua doanh thu quảng cáo và thu nhập bán hàng là 4 tỷ USD. Điều này cho thấy sự tăng trưởng, tiềm năng rất lớn của ngành và cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề kinh tế khác.

“Tuy nhiên phần lớn doanh thu này đang chảy vào các nền tảng xuyên biên giới. Đây là thực trạng chung của rất nhiều nước và chắc chắn trong ASEAN cũng không ngoại lệ”, ông Lâm nói, cho rằng các cơ quan truyền thông đang làm công việc mỗi lúc một khó hơn với nguồn lực bị cạnh tranh nhiều hơn, eo hẹp hơn.

Vì vậy, chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam đã được Chính phủ, cơ quan quản lý quan tâm. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành chương trình hành động và sẽ công bố bảng xếp hạng về mức độ “trưởng thành chuyển đổi số báo chí” của cơ quan báo chí Việt Nam.

Bảng xếp hạng sẽ đánh giá các cơ quan báo chí dựa trên chiến lược chuyển đổi số; hạ tầng số, nền tảng số; an toàn thông tin; tổ chức hoạt động, tác nghiệp chuyên môn; sự hiểu biết về kỳ vọng của độc giả và mức độ ứng dụng công nghệ số.

Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Báo Nhân dân
Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Báo Nhân dân

Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó cục trưởng Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho rằng chuyển đổi số báo chí là xu hướng tất yếu và là áp lực để các cơ quan báo chí thực sự phải thay đổi, thích ứng trên không gian mới.

Việt Nam có 128/138 cơ quan báo chí đã thực hiện loại hình báo điện tử, 168/170 tạp chí đã thực hiện tạp chí điện tử. Hình thức, sản phẩm báo chí sáng tạo giúp cho độc giả có thêm nhiều trải nghiệm thông qua việc tự động hóa của trí tuệ nhân tạo (AI) để cá nhân hóa thông tin cho độc giả.

“Một số cơ quan báo chí của Việt Nam đã rất tích cực dẫn dắt, đi đầu trong chuyển đổi số báo chí bằng việc thay đổi cách thức thể hiện, tiếp cận độc giả, điển hình như VietnamplusVnExpress…”, bà Thảo thông tin.

Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi nói chuyển đổi số các cơ quan báo chí ở Việt Nam là sự thay đổi về tổng thể và toàn diện. Đó là phương thức, cách làm việc; mô hình tổ chức, hoạt động sáng tạo; nhận thức và thái độ của lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên.

Ông Lợi cho rằng hoạt động phát triển báo chí phải dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa dịch vụ, đa phương tiện để thực hiện hiệu quả chức năng cung cấp thông tin cập nhật, khách quan, đa chiều tới công chúng trong nước và trên thế giới.

Hội thảo báo chí quốc tế “Quản trị tòa soạn báo chí số: lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm tại khu vực ASEAN” có hai phiên thảo luận. Đây là diễn đàn để trao đổi phương pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí truyền thông của các nước ASEAN; đề xuất các sáng kiến, ưu tiên hợp tác xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả, tạo nguồn thu mới.

Sơn Hà

Chia sẻ kinh nghiệm làm báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

0

Đó là nội dung chủ yếu trong Tọa đàm “Nâng cao chất lượng báo chí địa phương trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”.

Tọa đàm do Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức tại thành phố Cà Mau chiều 4-11. 

Tham dự buổi tọa đàm có đông đảo đại diện các cơ quan lãnh đạo báo chí, Hội Nhà báo các địa phương phía Nam, các cơ quan chức năng của tỉnh Cà Mau, các nhà báo đang làm nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam và Nguyễn Thanh Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau đồng chủ trì tọa đàm.  

Chia sẻ kinh nghiệm làm báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chủ tọa cuộc tọa đàm. 

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, báo chí đã tạo ra được một khí thế sôi nổi, lan tỏa và tạo động lực cho toàn xã hội trong việc tham gia vào các nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước, trong đó có việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Báo chí tích cực phổ biến tư tưởng, chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, tuyên truyền hiệu quả các quyết sách lớn về chính trị – kinh tế của đất nước; nhận diện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chủ động đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, những quan điểm sai trái của các phần tử cơ hội chính trị; phê phán việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, vấn đề chủ quyền biển, đảo… để kích động, lôi kéo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Công tác thông tin, tuyên truyền trên các cơ quan báo chí về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở cả Trung ương và địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một đề tài khó. Nhà báo viết đề tài này cần có trình độ nghiệp vụ chắc chắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lòng trung thành với Đảng, trách nhiệm với Tổ quốc. Công tác đấu tranh của các cơ quan báo chí cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, có sự phối hợp bài bản, nhuần nhuyễn giữa các cơ quan báo chí với nhau và với các cơ quan quản lý, có định hướng xuyên suốt của cơ quan chỉ đạo. “Tọa đàm này là cơ hội để chúng ta cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, cách làm, cùng nhau tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tìm giải pháp cụ thể, khả thi để giúp cho các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình”, đồng chí Nguyễn Đức Lợi chia sẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm làm báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Đại tá Đỗ Phú Thọ phát biểu trong tọa đàm. 

Tham luận tại tọa đàm, nhà báo Nguyễn Chiến, Tổng biên tập Báo Cà Mau, Phó chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau cho biết: Trong những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Các cơ quan báo chí, các nhà báo trong tỉnh luôn ở vị trí xung kích trên mặt trận này. Để nâng cao chất lượng báo chí địa phương trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhà báo Nguyễn Chiến đề nghị cần phải nâng cao bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo, kết hợp chặt chẽ các hình thức tuyên truyền và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của địa phương với các cơ quan báo chí.

Phát biểu ý kiến tại tọa đàm, Đại tá, Thạc sĩ Đỗ Phú Thọ, chuyên gia Ban chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, nguyên Phó tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân chia sẻ về kỹ năng, kinh nghiệm thực tế của mình trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Theo đồng chí, để có thể sáng tạo tác phẩm báo chí tốt về đề tài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, các nhà báo cần phải có đủ “10 chữ T đó là “THÔNG TIN, TẬP THỂ, THẬN TRỌNG, TỈNH TÁO, THẲNG THẮN”.  

Trong đó cần xem xét kỹ các thông tin sai lệch, xuyên tạc mà các thế lực phản động đưa ra để có phương án đối phó phù hợp; những thông tin luận cứ để phản bác. Từ mục tiêu và đối tượng cụ thể, cần có những phương thức, biện pháp đấu tranh linh hoạt, phù hợp. Một nhà báo khó có thể sáng tạo tác phẩm báo chí tốt bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch mà phải cần đến tập thể (cung cấp thông tin, định hướng, biên tập, trình bày….). Các nhà báo sáng tạo tác phẩm báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phải hết sức thận trọng và tình táo trước âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, trước cám dỗ vật chất, tình cảm… Ngôn từ, cách lập luận, dẫn chứng trong các tác phẩm báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phải thẳng thắn.

Chia sẻ kinh nghiệm làm báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Các đại biểu dự tọa đàm. 

Từ thực tế trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay, nhà báo Đỗ Phú Thọ đề nghị các đồng chí lãnh đạo các cơ quan báo chí, lãnh đạo các cơ quan chủ quản, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí tạo điều kiện thuận lợi hơn để các nhà báo công tác tại các địa phương có đủ các thông tin cần thiết, tự tin hơn khi tác nghiệp và đặc biệt là khuyến khích cả vật chất và tinh thần để các nhà báo yên tâm sáng tạo tác phẩm báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Tin, ảnh: TRẦN LINH