We woke reasonably late following the feast and free flowing wine the night before. After gathering ourselves and our packs, we headed down to our homestay family’s small dining room for breakfast.
Refreshingly, what was expected of her was the same thing that was expected of Lara Stone: to take a beautiful picture.
We were making our way to the Rila Mountains, where we were visiting the Rila Monastery where we enjoyed scrambled eggs, toast, mekitsi, local jam and peppermint tea.
Yet strangely the place did not seem crowded. I’m not sure if it was the sheer size of the place, or whether the masses congregated in one area and didn’t venture far from the main church, but I didn’t feel overwhelmed by tourists in the monastery.
Headed over Lions Bridge and made our way to the Sofia Synagogue, then sheltered in the Central Market Hall until the recurrent (but short-lived) mid-afternoon rain passed.
Feeling refreshed after an espresso, we walked a short distance to the small but welcoming Banya Bashi Mosque, then descended into the ancient Serdica complex.
We were exhausted after a long day of travel, so we headed back to the hotel and crashed.
I had low expectations about Sofia as a city, but after the walking tour I absolutely loved the place. This was an easy city to navigate, and it was a beautiful city – despite its ugly, staunch and stolid communist-built surrounds. Sofia has a very average facade as you enter the city, but once you lose yourself in the old town area, everything changes.
Clothes can transform your mood and confidence. Fashion moves so quickly that, unless you have a strong point of view, you can lose integrity. I like to be real. I don’t like things to be staged or fussy. I think I’d go mad if I didn’t have a place to escape to. You have to stay true to your heritage, that’s what your brand is about.
Bám sát các tiêu chí của Phong trào, mỗi cán bộ, hội viên, phóng viên trong các cơ quan báo chí ở Hà Tĩnh tiếp tục tạo bước chuyển biến mới bằng việc làm cụ thể, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong từng đơn vị, từng sản phẩm báo chí và từng người làm báo.
Đây là nội dung được Nhà báo Võ Xuân Báu – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Hà Tĩnh đề cập tại Hội nghị Sơ kết 01 năm phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức vào chiều ngày 5/10/2023 tại Nghệ An.
Nhà báo Võ Xuân Báu cho rằng, qua một năm triển khai, bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, trực tiếp là của Hội Nhà báo Việt Nam, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế, Hội Nhà báo Hà Tĩnh đã chủ trì hội nghị, tổ chức ký kết, giao ước thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” giữa Văn phòng Hội Nhà báo Hà Tĩnh, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh, Tạp chí Hồng Lĩnh (thuộc Hội Liên hiệp Văn học- Nghệ thuật Hà Tĩnh). Trên cơ sở đó nhằm tăng cường đoàn kết thống nhất, tạo sự chuyển biến về nhận thức, thể hiện rõ trách nhiệm và hành động của các cơ quan báo chí và của mỗi cán bộ, hội viên, phóng viên, người lao động trong các cơ quan báo chí.
Hội nghị Sơ kết 01 năm phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức
Thông qua nội dung ký kết, các đơn vị đã xác định rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của phong trào thi đua trên nhiều phương diện, đồng thời cam kết thực hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả. Quá trình triển khai đều có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện giữa các phòng ban, các bộ phận của từng đơn vị. Từ người đứng đầu đơn vị, đứng đầu bộ phận đến nhân viên trong các cơ quan báo chí đều tuân thủ, nghiêm túc thực hiện.
Bên cạnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các cơ quan đã chú trọng tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, động viên cán bộ, hội viên, phóng viên, người lao động tích cực hưởng ứng phong trào này gắn với các phong trào, các hoạt động khác của từng đơn vị, nhất là gắn với Chương trình hành động của Hội Nhà báo Việt Nam thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đồng thời tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
“Mỗi đơn vị có cách làm phù hợp trong việc xây dựng các chuẩn mực ứng xử văn hóa và chống các hành vi thiếu văn hoá, phản văn hóa, vi phạm nếp sống 30 văn hóa trong cơ quan báo chí và người làm báo Việt Nam. Thời gian chưa dài nhưng tinh thần ý thức, trách nhiệm của cán bộ, viên chức và người lao động về xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí từng bước được nâng cao, đưa lại hiệu quả khá rõ nét. Các cơ quan chú trọng xây dựng môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp, thân thiện, gần gũi và hiệu quả trên tinh thần thượng tôn pháp luật và đề cao, tôn vinh nghề nghiệp, coi trọng đạo đức nghề nghiệp. Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động làm việc khoa học, có kỷ cương, nề nếp, dân chủ, năng động, sáng tạo, có trách nhiệm cao trước nghề nghiệp, trước xã hội và luôn thực hiện tốt nghĩa vụ công dân của người làm báo. Từ đó, tạo bầu không khí cởi mở, vui tươi, làm cho cán bộ, viên chức và người lao động luôn hứng khởi, tự tin, đoàn kết cùng nhau quyết tâm xây dựng các cơ quan báo chí thật sự văn hóa, công sở thật sự văn minh. Phong trào này được quan tâm, chú trọng, bước đầu thực hiện khá tốt cùng với hiệu quả của các phong trào, các hoạt động khác đã góp phần giúp các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn. Qua đó cũng góp phần tạo đà cho nhiệm vụ xây dựng cơ quan, công sở văn minh thêm thuận lợi”, Nhà báo Võ Xuân Báu nhấn mạnh.
Nhà báo Võ Xuân Báu – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Hà Tĩnh tham luận tại hội nghị
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Hà Tĩnh cũng thẳng thắn thừa nhận: Bên cạnh những việc làm thiết thực, với những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế cần được quan tâm kịp thời khắc phục. Đó là, vai trò tiên phong, gương mẫu, tính tự giác của một số cán bộ, đảng viên, viên chức và người lao động thực hiện phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí trên địa bàn chưa cao, chưa xác định rõ được tầm quan trọng của yếu tố văn hóa đối với người làm báo Việt Nam và chưa tạo được thói quen, việc làm thường xuyên, liên tục; Một số Chi hội, Câu lạc bộ trực thuộc Hội Nhà báo Hà Tĩnh chưa chú trọng đưa nội dung Bộ tiêu chí văn hóa trong cơ quan báo chí và văn hóa người làm báo Việt Nam vào sinh hoạt định kỳ và chưa kịp thời bổ sung vào tiêu chí thi đua hàng năm.
Cùng với đó, nhận thức của một số phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan báo chí còn hạn chế, chưa coi trọng và chưa phát huy được thế mạnh của yếu tố văn hóa trong công tác tuyên truyền ở mỗi loại hình, mỗi thể loại đến từng tác phẩm báo chí; Các đơn vị chưa chú trọng công tác sơ kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn để làm rõ những tồn tại, hạn chế nhằm sớm có giải pháp khắc phục và thực hiện phong trào hiệu quả hơn; Việc biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình qua một năm thực hiện phong trào chưa được các cơ quan thực hiện kịp thời.
Nhà báo Võ Xuân Báu cho biết, để đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí trong thời gian tới, Hội Nhà báo Hà Tĩnh sẽ tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp; đồng thời chủ động làm tốt hơn nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết, kết nối hội viên, trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc của Báo chí Cách mạng, các qui định của Hội Nhà báo Việt Nam, nhằm tiếp tục làm cho Phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” đi vào chiều sâu, thật sự hiệu quả, có ý nghĩa, ngày càng có sức lan tỏa rộng lớn. Trên cơ sở đó, Hội Nhà báo Hà Tĩnh phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Thứ nhất, làm rõ nguyên nhân và chủ động khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời quan tâm thực hiện tốt việc biểu dương, khen thưởng các tập thể, các cá nhân điển hình, tiêu biểu, thực chất trong quá trình hưởng ứng, thực hiện phong trào, đảm bảo khách quan, công bằng, đoàn kết.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu thực tế của từng tiêu chí để đưa nội dung phong trào thi đua vào Chương trình hành động của Hội trong thời gian tới. Thứ ba, chỉ đạo các Chi hội, các Câu lạc bộ trực thuộc bám sát nội dung, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc hướng dẫn, động viên hội viên vừa tích cực hưởng ứng, ủng hộ, vừa thực hiện nghiêm túc với cách làm năng động, sáng tạo, phù hợp để phong trào không bị gián đoạn và tránh hình thức nhằm đưa lại hiệu quả tốt hơn. Thứ tư, hằng năm, chủ trì phối hợp với các cơ quan báo chí trên địa bàn tổ chức hội nghị đánh giá khách quan kết quả thực hiện phong trào của từng đơn vị để có hình thức khen thưởng hợp lý và kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót. Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện nội dung các tiêu chí, nhân lên tầm quan trọng, ý nghĩa của phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” để cán bộ, viên chức và người lao động trong từng đơn vị chú trọng thực hiện hiệu quả hơn.
Báo chí là một bộ phận cấu thành của văn hóa, là lực lượng tiên phong trong việc giữ gìn, bảo tồn, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” được thực hiện khá tốt thời gian qua đã tác động tích cực đến nhiều mặt trong quá trình hoạt động của các cơ quan báo chí trên địa bàn. Nhà báo Võ Xuân Báu cho rằng, bám sát các tiêu chí của Phong trào, mỗi cán bộ, hội viên, phóng viên, người lao động trong các cơ quan báo chí ở Hà Tĩnh tiếp tục tạo bước chuyển biến mới bằng những việc làm cụ thể, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp trong từng đơn vị, trong từng sản phẩm báo chí, trong từng người làm báo. Đây cũng là việc làm thiết thực, có ý nghĩa của mỗi cán bộ, hội viên, phóng viên, người lao động trong các cơ quan báo chí trên địa bàn hướng tới chào mừng Đại hội Hội Nhà báo Hà Tĩnh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2025- 2030) và chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2025).
(BDO) Chiều 6-1, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Tham dự có bà Trương Thị Bích Hạnh, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Nhà báo Lê Hữu Phước, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cho các hội viên.
Trong năm 2022, Hội Nhà báo tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và các cơ quan báo chí trong tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong năm có 9 hội viên được kết nạp mới, nâng tổng số hội viên Hội Nhà báo tỉnh lên 216 hội viên. Hiện, Hội Nhà báo tỉnh có 6 Chi hội và 3 Câu lạc bộ, trong đó có 1 Chi hội Phóng viên thường trú với 20 hội viên đăng ký sinh hoạt. Qua kết quả xét thi đua năm 2022, Hội Nhà báo tỉnh quyết định khen thưởng 10 hội viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm và 5 hội viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm 2022.
Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2023, Hội Nhà báo tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan và các cơ quan báo chí trong, ngoài tỉnh; bám sát phương hướng, nhiệm vụ, chương trình hành động của Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các nhiệm vụ chính trị ở địa phương và kế hoạch hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Nhà báo Đỗ Văn Thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh khen thưởng các hội viên xuất sắc năm 2022.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, bà Trương Thị Bích Hạnh đánh giá cao những nỗ lực của Hội Nhà báo tỉnh trong năm 2022, góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội, quảng bá hình ảnh của tỉnh. Đồng thời, đề nghị Hội Nhà báo tỉnh cũng như các nhà báo cần tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí tham gia các giải thưởng quốc gia; tổ chức thêm nhiều hoạt động để tạo sân chơi cho đội ngũ làm báo trong tỉnh giao lưu, gắn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, những thành tựu trên các lĩnh vực của tỉnh nhà…
Theo đó, Giải Báo chí quốc gia được tổ chức hằng năm trên phạm vi toàn quốc. Cơ quan chủ trì là Hội Nhà báo Việt Nam. Cơ quan phối hợp là Bộ Thông tin và Truyền thông, mời Ban Tuyên giáo Trung ương tham gia.Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí quốc gia Lê Quốc Minh vừa ký Quyết định số 50/QĐ-HĐGBCQG ngày 21/6/2024 về việc Ban hành Điều lệ Giải Báo chí quốc gia (sửa đổi).
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII-2023 vừa diễn ra vào tối 21/6.
Mục đích, yêu cầu của Giải là lựa chọn để trao giải những tác phẩm, sản phẩm báo chí đạt chất lượng cao về tư tưởng, chính trị, văn hóa; có nội dung và hình thức thể hiện hấp dẫn, đạt hiệu quả xã hội cao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thông qua Giải Báo chí quốc gia, góp phần động viên, cổ vũ phong trào thi đua lao động sáng tạo của đội ngũ những người làm báo trong cả nước; phát hiện, bồi dưỡng và tôn vinh những tài năng báo chí trong xã hội.
Theo Quyết định số 50, cơ cấu Giải Báo chí quốc gia sẽ bổ sung 02 Giải mới đó là Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo.
Về Giải Báo chí đa phương tiện có 1 nhóm giải: Infographic, Video clips, Podcast, Gói tin tức đa phương tiện, Sản phẩm báo chí dữ liệu, Sản phẩm báo chí tương tác,…
Cụ thể, Hội đồng Giải Báo chí quốc gia sẽ trao giải cho các tác phẩm, sản phẩm báo chí sử dụng dữ liệu đa phương tiện và áp dụng quy trình sản xuất, kỹ thuật, công nghệ truyền thông số trong quá trình sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất; có định dạng độc lập như: Infographic, Video clips, Podcast, Gói tin tức đa phương tiện, sản phẩm báo chí dữ liệu, sản phẩm báo chí tương tác,…
Từ đó, sẽ khuyến khích các tác phẩm, sản phẩm báo chí dự giải vượt qua yếu tố về loại hình báo chí, tạo ra tác phẩm, sản phẩm báo chí đa loại hình hoặc đa nền tảng. Chẳng hạn: Podcast có thể xuất bản trên sóng phát thanh, trên báo mạng điện tử hay chương trình truyền hình, dưới dạng Vodcast (Video Podcast). Do đó, tăng cơ hội tham gia của tất cả các tác giả, các cơ quan báo chí mà không bị giới hạn bởi loại hình và thể loại.
Giải phù hợp với xu hướng và thực tiễn phát triển nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; khuyến khích các tác phẩm báo chí phù hợp với thị hiếu tiếp nhận của công chúng báo chí số; tạo động lực phát triển báo chí đa nền tảng, đa phương tiện, báo chí dữ liệu và ứng dụng công nghệ trong báo chí truyền thông; thúc đẩy ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số báo chí.
Về Giải Báo chí sáng tạo, có 1 nhóm giải: Giải Tác phẩm, sản phẩm, chương trình báo chí sáng tạo. Cụ thể, Ban tổ chức trao giải cho tác phẩm, sản phẩm, chương trình báo chí có tính sáng tạo cao, vượt khỏi các loại hình báo chí truyền thống.
Tác phẩm dự thi không xem xét theo loại hình, thể loại tác phẩm, đáp ứng yêu cầu của báo chí hiện đại, khuyến khích các tác phẩm báo chí đa loại hình, đa nền tảng, đa phương tiện, báo chí dữ liệu, báo chí tự động…
Giải Báo chí sáng tạo sẽ thúc đẩy tăng cơ hội tham gia của tất cả các tác giả, các cơ quan báo chí mà không bị giới hạn bởi loại hình và thể loại.
Đồng thời, khuyến khích và thúc đẩy đổi mới sáng tạo của nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; tạo động lực phát triển báo chí đa nền tảng, đa phương tiện, báo chí dữ liệu và ứng dụng công nghệ trong báo chí truyền thông; thúc đẩy ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số báo chí.
Ngoài ra, về thể loại Báo nói (Phát thanh) bên cạnh việc giữ nguyên hai nhóm giải, ở mùa giải năm sau sẽ sắp xếp lại cho tinh gọn, hợp lý. Bổ sung thêm thể loại Phóng sự tài liệu bỏ Bút ký vì theo Hội đồng, thực tế rất hiếm tác phẩm thuộc thể loại bút ký phát thanh.
Quyết định cũng nêu rõ việc bổ sung số người trong nhóm tác giả thực hiện tác phẩm Báo hình, Báo chí đa phương tiện và báo chí sáng tạo. Theo đó, số tác giả thực hiện tác phẩm, sản phẩm báo chí tối đa 10 người với một tác phẩm, sản phẩm Báo hình, Báo chí đa phương tiện và Báo chí sáng tạo.
Đồng thời, thay đổi hình thức lấy phiếu kín bầu Giải Đặc biệt và Giải Chuyên đề. Ở Giải Đặc biệt, nếu trong số các Giải A có tác phẩm xứng đáng đoạt giải Đặc biệt, Hội đồng Chung khảo thảo luận, quyết định xem xét thực hiện thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Tác phẩm đoạt Giải đặc biệt cần có số phiếu bầu chọn quá bán (trên 50%) phiếu bầu chọn của thành viên hội đồng chung khảo.
Ở Giải Chuyên đề, tùy thuộc vào thực tế hằng năm, Hội đồng chung khảo thảo luận, quyết định về việc bỏ phiếu kín chọn các nhóm tác phẩm, sản phẩm báo chí chuyên đề trong số các tác phẩm, sản phẩm lọt vào vòng chung khảo. Giải chuyên đề cần có số phiếu bầu chọn quá bán (trên 50%) phiếu bầu chọn của thành viên hội đồng chung khảo.
Như vậy, về cơ cấu Giải có những sửa đổi sau: Điều lệ 2019 gồm: 5 loại giải với 11 nhóm giải. Điều lệ 2024 gồm 7 loại giải với 13 nhóm giải; Trong đó: Giữ nguyên 11 nhóm giải của Điều lệ 2019, bổ sung thêm 2 loại giải mới.
Tối 17/7, trong khuôn khổ chương trình “Thắp sáng ngọn lửa tri ân – năm 2024”, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ Cầu siêu cho 512 Anh hùng, liệt sĩ nhà báo cách mạng tại chùa Da (Âu Lạc cổ tự), thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam truyền đăng, lan tỏa tấm lòng thành kính, tri ân sâu sắc các Anh hùng, liệt sĩ nhà báo.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tham dự buổi lễ.
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã hiến dâng tuổi thanh xuân, kiên cường chiến đấu, anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời.
Máu đào của các anh đã tô thắm lá cờ cách mạng vẻ vang, để đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do. Trong hàng triệu, hàng vạn những người con anh dũng đó, có các vị tiền bối, các nhà báo, phóng viên chiến trường với tinh thần quả cảm “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá, bất tử”.
Lễ Cầu siêu anh linh 512 liệt sĩ nhà báo.
Dẫn lời chia sẻ của nhà báo Trần Văn Hiền, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An, người đã bỏ nhiều công sức sưu tầm các chứng tích, tài liệu về 512 nhà báo liệt sĩ, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục khẳng định những cống hiến hết sức to lớn, ý nghĩa của các nhà báo cách mạng trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc.
Nhà báo có vai trò đầu nguồn thông tin, nhưng nhà báo trong chiến tranh thì càng khốc liệt, sự sống và cái chết hết sức mong manh. Những hình ảnh, thước phim trong mưa bom bão đạn họ phải đổi bằng tính mạng của mình. Họ không những cầm máy tác nghiệp mà còn cầm súng để chiến đấu với kẻ thù.
Ẩn sâu trong mỗi tác phẩm báo chí là sự dấn thân, không quản hiểm nguy; là sự lăn lộn, hòa mình vào mưa bom bão đạn để bảo vệ mạch máu thông tin, phục vụ cho công tác tuyên truyền, chiến đấu; phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Càng trong khó khăn thử thách, những người làm báo cách mạng càng thể hiện được bản lĩnh và trí tuệ. Những nhà báo chiến sĩ của chúng ta, họ đã sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Lễ Cầu siêu là hoạt động tri ân các nhà báo cách mạng đã có những cống hiến to lớn, anh dũng hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Lê Quốc Minh nhấn mạnh: “Hôm nay chúng ta có mặt tại đây, thắp những nén tâm nhang dâng lên anh linh các nhà báo chiến sĩ, những đồng nghiệp, bậc tiền bối của chúng ta, những con người đã cống hiến tuổi thanh xuân để những dòng tin, bức ảnh, thước phim về sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập, hòa bình, tự do của Tổ quốc được lan tỏa khắp trong nước và thế giới.
Những đóng góp to lớn đó là tấm gương sáng, là sự nhắc nhở đối với mỗi nhà báo chúng ta hôm nay phải nỗ lực hơn nữa, quyết tâm vượt qua khó khăn, không ngừng sáng tạo đổi mới, chuyên nghiệp và bứt phá, đóng góp tích cực cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam”.
Chùa Da (Âu Lạc cổ tự) thành phố Vinh, ngôi chùa duy nhất trong cả nước thờ tự 512 liệt sĩ là phóng viên, nhà báo của các cơ quan báo chí đã anh dũng hy sinh khi tác nghiệp, tuyên truyền tại các chiến trường và làm nhiệm vụ quốc tế trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương của Hội Nhà báo Việt Nam cho Nhà báo Trần Văn Hiền, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An.
Tại dịp này, Hội Nhà báo Việt Nam đã trao tặng 10 suất quà cho các học sinh nghèo hiếu học của xã Hưng Lộc (thành phố Vinh), mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng.
Nhà báo Trần Văn Hiền (sinh năm 1948), quê ở xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An, là người đã dành quãng thời gian suốt hơn 15 năm chắp nối tư liệu, thông tin để tìm được tên tuổi các đồng nghiệp nhà báo liệt sĩ và đưa về thờ tự tại ngôi chùa này.
Tại Bình Dương, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh luôn quan tâm, bảo đảm tốt nhất đời sống của các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà thăm và tặng quà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Định (sinh năm 1925). Ảnh: Dương Bình
Thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng tại thành phố Thuận An
Tại thành phố Thuận An, ngày 24.7, đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương làm Trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn thành phố.
Đoàn đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn phường Lái Thiêu, gồm: Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Định (sinh năm 1925); bà Nguyễn Thị Tám (sinh năm 1939, vợ liệt sĩ); bà Võ Kim Bạch (sinh năm 1952, con liệt sĩ); ông Nguyễn Văn Công (sinh năm 1961, thương binh 2/4) và ông Dương Văn Út (sinh năm 1967, thương binh 4/4). Mỗi phần quà gồm quà trị giá 1 triệu đồng và tiền mặt 2,5 triệu đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà thăm và tặng quà bà Nguyễn Thị Tám (sinh năm 1939, vợ liệt sĩ). Ảnh: Dương Bình
Tại mỗi nơi đến, thay mặt đoàn, ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương – đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống các gia đình và bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân sâu sắc đối với Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng đã anh dũng chiến đấu, hy sinh xương máu để bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Ông Nguyễn Lộc Hà bày tỏ vui mừng khi thấy các gia đình phát huy truyền thống vẻ vang, nỗ lực vượt khó, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, luôn là những tấm gương sáng, vận động con cháu trong gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của địa phương, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, phát triển.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà ân cần hỏi thăm và tặng quà bà Nguyễn Thị Tám (sinh năm 1939, vợ liệt sĩ). Ảnh: Dương Bình
Thăm gia đình có công với cách mạng tại thành phố Tân Uyên
Tại địa bàn TP.Tân Uyên, ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – cùng lãnh đạo thành phố, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, tặng quà cho 3 gia đình chính sách ở phường Khánh Bình gồm: Gia đình ông Nguyễn Văn Tiến (sinh năm 1938, thương binh 4/4); ông Đồng Văn Vẽ (sinh năm 1947, thương binh 3/4) và ông Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1958, thương binh 3/4).
Tại đây, ông Mai Hùng Dũng và đoàn đã trao tặng mỗi người nhận 1 phần quà trị giá 1 triệu đồng và 2,5 triệu đồng tiền mặt.
Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương – thăm tặng quà gia đình chính sách tại thành phố Tân Uyên.Ảnh: Dương Bình
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Mai Hùng Dũng đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, việc làm, thu nhập của từng thành viên các gia đình chính sách. Đồng thời, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với những đóng góp to lớn của các gia đình, đối tượng chính sách trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, động viên các đối tượng luôn cố gắng vươn lên, làm chỗ dựa cho các thế hệ con cháu.
Ở các địa phương, lãnh đạo các thành phố, thị xã, huyện cũng đến thăm và tặng quà các gia đình có công với cách mạng.
Được biết, tỉnh Bình Dương hiện có trên 65.000 người được công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương – thăm tặng quà gia đình chính sách tại thành phố Tân Uyên. Ảnh: Dương Bình
Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức kinh tế – xã hội và nhân dân trong tỉnh Bình Dương đã thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Các hoạt động đã góp phần hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng giảm bớt khó khăn, cải thiện cả về vật chất và tinh thần.
Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”
Ngày 25.7, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương vừa có thư kêu gọi các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang tỉnh; các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã; các nhà hảo tâm và toàn thể nhân dân tỉnh ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27.7.1947 – 27.7.2024).
Đây là việc làm thiết thực góp phần chung tay cùng với Đảng và Nhà nước thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Mọi đóng góp và ủng hộ gửi về Ban quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh Bình Dương. Thời gian đóng góp từ nay cho đến ngày 31.8.2024. Sự đóng góp vào quỹ sẽ tiếp thêm nguồn lực để chăm lo tốt người nữa cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng hiện nay còn khó khăn về kinh tế.
Ngày 17-7, tỉnh Bình Dương trao các quyết định về công tác cán bộ. Ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ và ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị
Tại hội nghị đã trao quyết định của Tỉnh ủy Bình Dương điều động, bổ nhiệm ông Lê Thanh Long, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị TP Thủ Dầu Một giữ chức Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương từ ngày 15-7.
Bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Trưởng phòng Tổng hợp Văn phòng Tỉnh ủy, giữ chức Thư ký Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trao quyết định và chúc mừng các cá nhân được điều động, bổ nhiệm (Ảnh: PC)
Hội nghị cũng đã công bố quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn công nhận ông Nguyễn Minh Sơn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh Đoàn khóa XI, nhiệm kỳ 2022-2027.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2029169);}else{parent.admSspPageRg.draw(2029169);}Phát biểu giao nhiệm vụ, ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương chúc mừng các cá nhân được điều động, bổ nhiệm và cho biết đây là sự ghi nhận, công nhận của tổ chức, tập thể đơn vị đối với quá trình nỗ lực, phấn đấu cố gắng của họ trong quá trình công tác. Đồng thời kỳ vọng các cá nhân được điều động, bổ nhiệm cố gắng phấn đấu, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian tới.